25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

57.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sách Cánh diều. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết ài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Câu 1. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 3/1921.

B. Tháng 12/1922.

C. Tháng 3/1923.

D. Tháng 1/1924.

Chọn B

- Ngày 30/12/1922, tại Mátxcơva, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.

Câu 2. Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành

A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.

B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.

Chọn C

Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.

Câu 3. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).

B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).

C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).

D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).

Chọn D

Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Câu 4. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).

B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).

C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).

D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).

Chọn B

Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).

Câu 5. Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.

B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).

Chọn B

- Ngày 30/12/1922, tại Mátxcơva, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.

Câu 6. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là

A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.

B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.

D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

Chọn A

- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.

Câu 7. Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã

A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.

B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.

D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.

Chọn D

Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 (ngày 7/11/1917 theo lịch mới) tại Điện Xmô-nơi, đã ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu.

Câu 8. Ở Nga, Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1917.

B. Năm 1918.

C. Năm 1919.

D. Năm 1922.

Chọn A

Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 (ngày 7/11/1917 theo lịch mới) tại Điện Xmô-nơi, đã ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu.

Câu 9. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.

B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.

D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.

Chọn B

Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết là Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Ngoại Cápcadơ.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.

B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.

C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.

D. Dùng bạo lực để xây dựng nền chuyên chính vô sản.

Chọn D

Tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là sự bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.

Câu 11. Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là

A. chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.

B. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.

C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

D. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.

Chọn C

Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

Câu 12. Dòng chữ trên Quốc huy của Liên Xô là

A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

B. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.

C. “Thống nhất trong đa dạng”.

D. “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại”.

Chọn D

Hiến pháp Liên Xô miêu tả: Quốc huy Liên Xô là biểu tượng cho quốc gia, bao gồm hình ảnh búa liềm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia Mặt Trời, xung quanh là những bông lúa mì, với dòng chữ “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại”.

Câu 13. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

A. Chính sách kinh tế mới (NEP).

B. Sắc lệnh Hòa bình.

C. Chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Đạo luật Trung lập.

Chọn B

Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Câu 14. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

A. Chính sách kinh tế mới (NEP).

B. Sắc lệnh Ruộng đất.

C. Chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Đạo luật Trung lập.

Chọn B

Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Câu 15. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã

A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.

B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.

D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.

Chọn C

Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Câu 16. Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?

A. 11 nước.

B. 15 nước.

C. 4 nước.

D. 10 nước.

Chọn B

Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết là Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Ngoại Cápcadơ. Đến năm 1940, Liên Xô gồm 15 nước cộng hòa.

Câu 17. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.

C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.

Chọn A

- Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.

+ Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà.

+ Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?

A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Chọn B

- Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.

+ Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà.

+ Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

- “Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa” là ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 19. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Chọn B

- Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa quan trọng:

+ Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về: sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc; về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền,…

Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Chọn B

- Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa quan trọng:

+ Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về: sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc; về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền,…

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Chọn D

- Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa quan trọng:

+ Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về: sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc; về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền,…

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

1. Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

a) Sự ra đời của Chính quyền Xô viết

- Năm 1917, nước Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt, nổi bật là mâu thuẫn giữa các dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng và giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

- Tháng 2/1917 (theo lịch Nga), Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng, bầu ra các Xô viết - chính quyền của công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ tư sản lâm thời.

=> Nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau, vấn đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết.

- Tháng 10/1917 (theo lịch Nga), Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười. Ngay trong đêm cách mạng thành công (25/10), Đại hội Xô viết toàn Nga họp, tuyên bố xóa bỏ bộ máy nhà nước cũ và thành lập Chính quyền Xô viết, do Lênin đứng đầu, ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”; thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

b) Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Trong những năm 1918 - 1920, quân đội 14 nước đế quốc (do Mỹ đứng đầu) đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).

- Đến năm 1922, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.

+ Nga Xô viết có nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển; các nước Xô viết đồng minh khác vẫn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

+ Các nước Cộng hòa Xô viết cũng chưa có sự thống nhất về các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.....

=> Điều đó đặt ra yêu cầu phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

- Trước bối cảnh và những yêu cầu đó, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mátxcơva (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

2. Ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa to lớn.

- Đối với Liên Xô:

+ Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản; xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn (có diện tích gần 22,4 triệu km2, chiếm 1/6 diện tích Trái Đất).

+ Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh; làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

- Đối với thế giới:

+ Chứng minh học thuyết Mác - Lênin là đúng đắn, khoa học: giai cấp công nhân đã thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dẫn lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, đế quốc, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

+ Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa; tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.

+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc, về mô hình nhà nước sau khi giành được chính quyền.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Trắc nghiệm Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Trắc nghiệm Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Đánh giá

0

0 đánh giá