Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 42 (Chân trời sáng tạo): Hệ nội tiết ở người

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 42: Hệ nội tiết ở người chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 42: Hệ nội tiết ở người

Mở đầu trang 181 Bài 42 KHTN lớp 8: Hình bên cho thấy sự khác nhau về chiều cao của ba người trưởng thành, trong đó, người A và C đều có chiều cao bất thường. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường về chiều cao của hai người này là gì?

Hình bên cho thấy sự khác nhau về chiều cao của ba người trưởng thành, trong đó

Trả lời:

Hormone tăng trưởng (GH) do tuyến yên tiết ra ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương → Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường về chiều cao của hai người này là do sự tiết hormone GH bất thường của tuyến yên, người cao lớn bất thường (người C) là do tuyến yên tiết dư thừa hormone GH và ngược lại người thấp bé (người A) là do tuyến yên tiết thiếu hormone tăng trưởng GH.

1. Các tuyến nội tiết

Câu hỏi thảo luận 1 trang 181 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 42.1 và Bảng 42.1, hãy hoàn thành bảng sau:

Quan sát Hình 42.1 và Bảng 42.1, hãy hoàn thành bảng sau:

Quan sát Hình 42.1 và Bảng 42.1, hãy hoàn thành bảng sau:

Quan sát Hình 42.1 và Bảng 42.1, hãy hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Tên

tuyến nội tiết

Vị trí

Tuyến yên

Nằm ở hố yên, trong não bộ.

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía trước trung thất, phía sau xương ức.

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

Tuyến tụy

Nằm ở bụng, phía sau dạ dày.

Tuyến sinh dục

Nằm ở tinh hoàn của nam giới và buồng trứng ở nữ giới.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 181 KHTN lớp 8: Hệ nội tiết có chức năng gì?

Trả lời:

Hệ nội tiết có chức năng sản xuất hormone đưa vào máu để tham gia điều hòa các hoạt động sống của cơ thể.

2. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng tránh

Câu hỏi thảo luận 3 trang 183 KHTN lớp 8: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate, dẫn đến hàm lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 183 KHTN lớp 8: Để phòng chống bệnh tiểu đường loại I cần có những biện pháp gì?

Trả lời:

Các biện pháp để phòng chống bệnh tiểu đường loại I:

- Cần có chế độ ăn uống khoa học: không ăn nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn hoặc có chứa hàm lượng đường, muối cao; không nên sử dụng đồ uống có gas, rượu, bia; ăn nhiều rau xanh;…

- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; kiểm soát cân nặng.

- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

- Không tự ý dùng thuốc và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì.

Luyện tập trang 183 KHTN lớp 8: Một bệnh nhân tiểu đường đã sử dụng hormone insulin quá liều dẫn đến hạ glucose trong máu nghiêm trọng. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định tiêm hormone glucagon vào cơ thể. Việc tiêm glucagon có tác dụng gì?

Trả lời:

Hormone glucagon có tác dụng ngược với hormone insulin, giúp tăng cường chuyển hóa glycogen dự trữ trong gan thành glucose và đưa vào máu → Việc tiêm glucagon có tác dụng làm tăng lượng glucose trong máu để đưa lượng glucose trong máu của bệnh nhân về mức bình thường.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 183 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 42.2, cho biết tuyến giáp ở người bình thường và người mắc bệnh bướu cổ có gì khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là gì?

Quan sát Hình 42.2, cho biết tuyến giáp ở người bình thường và người mắc bệnh

Trả lời:

- Tuyến giáp của người mắc bệnh bướu cổ có các tế bào nang phình to dẫn đến tuyến giáp của người mắc bệnh bướu cổ có hình dạng không đồng đều và kích thước to hơn với người bình thường.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là do trong khẩu phần ăn hằng ngày thiếu iodine làm cho hormone thyroxine (có thành phần chính gồm iodine và amino acid tyrosine) không được tiết ra, lúc này tuyến yên sẽ tiết ra hormone TSH kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động tạo ra sản phẩm và tích lũy trong nang tuyến giáp ngày càng nhiều dẫn đến tuyến giáp phình to.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 184 KHTN lớp 8: Nếu trẻ mắc bệnh lùn được chẩn đoán do rối loạn chức năng tuyến yên thì có thể được điều trị bằng cách nào sau đây?

a) Tiêm bổ sung hormone GH.

b) Tăng bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, lipid,…

c) Luyện tập thể thao thường xuyên.

Trả lời:

- Nếu trẻ mắc bệnh lùn được chẩn đoán do rối loạn chức năng tuyến yên thì có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung hormone GH.

- Giải thích: Trẻ mắc bệnh lùn do rối loạn chức năng tuyến yên dẫn đến lượng hormone GH thấp hơn mức bình thường. Do đó, cần tiêm bổ sung hormone GH giúp kích thích sự phân chia, tăng kích thước tế bào và kích thích phát triển xương. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với các biện pháp như ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loài thức ăn giàu chất đạm; luyện tập thể thao thường xuyên;…

Câu hỏi thảo luận 7 trang 184 KHTN lớp 8: Cho biết việc ngủ đủ giấc có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ sức khỏe hệ nội tiết.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc ngủ đủ giấc đối với việc bảo vệ sức khỏe hệ nội tiết: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ nội tiết nói riêng. Ngoài ra, một số hoạt động của tuyến nội tiết cũng chỉ đạt được hiệu quả khi cơ thể ở trạng thái ngủ sâu như hoạt động tiết hormone GH của tuyến yên,…

Luyện tập trang 184 KHTN lớp 8: Tại sao để chẩn đoán các bệnh nội tiết, người ta thường xét nghiệm máu?

Trả lời:

Để chẩn đoán các bệnh nội tiết, người ta thường xét nghiệm máu vì: Các hormone được sản xuất bởi các tuyến nội tiết, sau đó được giải phóng và vận chuyển theo đường máu. Do đó, các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ sản xuất hormone và chức năng của các tuyến nội tiết, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Vận dụng trang 184 KHTN lớp 8: Dựa vào các bước hướng dẫn ở Bài 31, hãy tiến hành tìm hiểu thông tin của một số bệnh nội tiết (bướu cổ, tiểu đường,…) ở địa phương em theo các nội dung gợi ý trong bảng sau.

Dựa vào các bước hướng dẫn ở Bài 31, hãy tiến hành tìm hiểu thông tin

Trả lời:

Gợi ý kết quả điều tra:

Tên bệnh

Tỉ lệ người mắc bệnh

Độ tuổi

Nguyên nhân

Tình trạng bệnh

Giải pháp hạn chế tỉ lệ mắc bệnh

Bệnh bướu cổ

2/100

36 – 55

Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể; ăn các loại thức ăn khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; sử dụng một số loại thuốc; rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

Nhẹ

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, sử dụng đủ lượng iodine; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; không sử dụng chất kích thích; thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bệnh tiểu đường

2/100

45 – 60

Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do:

- Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1).

- Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò

điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường

tuýp 2).

- Mang thai (tiểu đường thai kì).

Nhẹ

Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì; không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…; thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Hội chứng Cushing

1/100

35 – 40

Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá

mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra

hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol.

Nhẹ

Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không

rõ nguồn gốc; có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau

xanh; tăng cường vận động; khám sức khỏe định kì.

Đánh giá

0

0 đánh giá