Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về cơ thể người

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 29: Khái quát về cơ thể người chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 29: Khái quát về cơ thể người

Mở đầu trang 134 Bài 29 KHTN lớp 8: Cơ thể người bao gồm hệ thống các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan. Chúng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện các hoạt động sống. Trong cơ thể người có những cơ quan và hệ cơ quan nào? Chúng có vai trò gì đối với cơ thể người?

Trả lời:

Các cơ quan, hệ cơ quan và vai trò của chúng đối với cơ thể người:

Hệ

cơ quan

Tên cơ quan

Chức năng chính của các cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ

vận động

Xương

Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.

Cơ vân

Tạo hình dáng, vận động

Hệ

tiêu hóa

Ống tiêu hóa: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn

Tiêu hóa thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài.

Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột

Tiết enzyme, dịch tiêu hóa

Hệ

tuần hoàn

Tim

Co bóp hút và đẩy máu

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

Hệ mạch: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Vận chuyển máu

Hệ

hô hấp

Phổi

Thực hiện trao đổi khí

Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

Đường dẫn khí: Mũi, thanh quản, khí quản, phế quản

Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào, dẫn khí

Hệ

bài tiết

Da

Tiết mồ hôi

Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

Gan

Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu

Phổi và đường dẫn khí

Trao đổi O2 và CO2

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh

Dây thần kinh

Dẫn truyền xung thần kinh

Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường

Não bộ, tủy sống

Lưu trữ, xử lí thông tin

Hệ

nội tiết

Các tuyến nội tiết: tuyến tùng, vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến tụy, tuyến trên thận, tinh hoàn, buồng trứng

Tiết các hormone để điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể

Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định.

Hệ sinh dục

Ở nữ: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ

Tạo trứng, nuôi dưỡng thai nhi, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ

Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống.

Ở nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật

Tạo tinh trùng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam

1. Các cơ quan trong cơ thể con người

Câu hỏi thảo luận 1 trang 134 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 29.1, hãy liệt kê một số cơ quan trong cơ thể người và dự đoán vai trò của chúng đối với cơ thể bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Quan sát Hình 29.1, hãy liệt kê một số cơ quan trong cơ thể người

Quan sát Hình 29.1, hãy liệt kê một số cơ quan trong cơ thể người

Trả lời:

Tên cơ quan

Vai trò

Tim

Co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể.

Phổi

Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

Gan

Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu; chuyển hóa các chất như carbohydrate, protein, lipid; thực hiện tổng hợp một số chất như yếu tố đông máu, hormone angiotensinogen, albumin,…

Ruột già

Hấp thụ nước và một số muối khoáng; tạo phân.

Cơ hoành

Ngăn giữa vị trí lồng ngực và ổ bụng; tham gia cử động hô hấp.

Dạ dày

Co bóp, nhào trộn thức ăn; tiêu hóa một phần protein trong thức ăn.

Ruột non

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng; hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Bàng quang

Tích trữ nước tiểu.

Niệu đạo

Đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

2. Các hệ cơ quan trong cơ thể con người

Câu hỏi thảo luận 2 trang 135 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 29.2 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Quan sát Hình 29.2 và hoàn thành bảng theo mẫu sau

Quan sát Hình 29.2 và hoàn thành bảng theo mẫu sau

Trả lời:

Hệ cơ quan

Cơ quan

Vai trò chính

Hệ vận động

Cơ, xương

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.

Hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn

Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài.

Hệ tuần hoàn

Tim, mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

Hệ hô hấp

Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi

Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

Hệ bài tiết

Phổi, da, thận, bàng quang, niệu đạo

Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.

Hệ nội tiết

Các tuyến nội tiết: tuyến tùng, vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến tụy, tuyến trên thận, tinh hoàn, buồng trứng

Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định.

Hệ sinh dục

Ở nữ: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ

Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống.

Ở nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật

Luyện tập trang 135 KHTN lớp 8: Nêu tên các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể có sự phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chạy.

Trả lời:

Khi chạy, có sự phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan là: Hệ vận động (cơ và xương), hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch), hệ hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi), hệ bài tiết (da), hệ thần kinh (não, dây thần kinh), hệ nội tiết.

Vận dụng trang 135 KHTN lớp 8: Hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn, hệ hô hấp khác nhau như thế nào trước và sau khi em chơi cầu lông?

Trả lời:

- Trước khi chơi cầu lông, hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và hệ hô hấp diễn ra bình thường (nhịp tim và nhịp thở không tăng). Sau khi chơi cầu lông, hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và hệ hô hấp vẫn còn tăng nhanh hơn (nhịp tim và nhịp thở vẫn còn tăng nhanh hơn) so với lúc bình thường rồi dần trở về mức bình thường.

- Giải thích: Khi cơ thể vận động, nhu cầu về năng lượng của cơ thể tăng lên dẫn đến nhu cầu cung cấp oxygen, chất hữu cơ và thải carbon dioxide của cơ thể tăng lên so với khi nghỉ ngơi. Để đáp ứng nhu cầu đó, cơ thể sẽ tăng nhịp tim và nhịp thở để đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp và vận chuyển chất hữu cơ, oxygen và carbon dioxide.

Đánh giá

0

0 đánh giá