15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 11 (Cánh diều 2024) có đáp án: Vương quốc Cam-pu-chia

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Câu 1. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. sử thi Ra-ma-ya-na.

B. sử thi Đăm-săn.

C. sử thi Riêm Kê.

D. sử thi Ra-ma Kiên.

Đáp án đúng là: C

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là sử thi Riêm Kê.

Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.

B. Thạt Luổng.

C. thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Đáp án đúng là: A

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là đền Ăng-co Vát (SGK 7 – trang 38).

Câu 3. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của Cam-puchia thời phong kiến?

A. Đền Ăng-co-vát.

B. Đền Ăng-co-thom.

C. Tháp Bay-on.

D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua.

Đáp án đúng là: D

Đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc của cư dân In-đô-nê-xia.

Câu 4. Dưới thời Ăng-co, bộ máy nhà nước của Vương quốc Cam-pu-chia được xây dựng theo mô hình

A. phong kiến phân quyền.

B. quân chủ chuyên chế tập quyền.

C. quân chủ lập hiến.

D. dân chủ chủ nô.

Đáp án đúng là: B

Dưới thời Ăng-co, bộ máy nhà nước của Vương quốc Cam-pu-chia được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền trong đó quyền lực của vua được đồng nhất với các vị thần Hin-đu giáo (SGK 7 – trang 37).

Câu 5. Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là

A. Giay-a-vác-man II.

B. Riêm Kê.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Pha Ngừm.

Đáp án đúng là: A

Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là Giay-a-vác-man II (SGK 7 – trang 37).

Câu 6. Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.

B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Đáp án đúng là: A

Cư dân Cam-pu-chia sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ-me (SGK 7 – trang 38).

Câu 7. Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp

A. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

B. mới được hình thành và bước đầu phát triển.

C. rơi vào tình trạng phân tán.

D. vưn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán. Lãnh thổ chia thành Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp (SGK 7 – trang 37).

Câu 8. Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

A. Đạo giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

C. Thiên chúa giáo.

Đáp án đúng là: C

Thế kỉ X – XV, Hin-đu giáo giữ vai trò chủ đạo, chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật,… của Cam-pu-chia (SGK 7 – trang 38).

Câu 9. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. người Môn.

B. người Khơme.

C. người Chăm.

D. người Thái.

Đáp án đúng là: B

Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là người Khơ me.

Câu 10. Từ thế kỉ XV, tôn giáo nào trở thành quốc giáo ở Campuchia?

A. Ki-tô giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: B

Từ thế kỉ XV, Phật giáo đã thay thế trở thành quốc giáo (SGK 7 – trang 38).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.

D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời kì Ăng-co, kinh đô của Campuchia đóng ở phía Bắc Biển Hồ (SGK 7 – trang 37).

Câu 12. Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở

A. chữ Nôm của Đại Việt.

B. chữ La-tinh của La Mã.

C. chữ Hán của Trung Quốc.

D. chữ Phạn của Ấn Độ.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 13. Cư dân Campuchia sáng tạo ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở

A. sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ.

B. tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc.

C. vở kịch Sơ-cun-tơ-la của Ấn Độ.

D. các truyền thuyết về tiền kiếp của Đức Phật.

Đáp án đúng là: A

Cư dân Campuchia sáng tạo ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Campuchia thời phong kiến?

A. Đền Ăng-co Vát.

B. Chùa hang A-gian-ta.

C. Sử thi Riêm-kê.

D. Đền Ăng-co Thom.

Đáp án đúng là: B

Chùa hang A-gian-ta là thành tựu của cư dân Ấn Độ.

Câu 15. Cư dân Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào?

A. Văn hóa La Mã.

B. Văn hóa Ấn Độ.

C. Văn hóa Trung Quốc.

D. Văn hóa Hồi giáo.

Đáp án đúng là: B

Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

* Quá trình hình thành:

- Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán. Lãnh thổ bị chia cắt thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

- Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ, mở ra giai đoạn phát triển mới của Vương quốc Campuchia – thời kì Ăng-co.

* Sự phát triển của Campuchia dưới thời Ăng-co:

- Chính trị:

+ Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

+ Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay; trở thành một thế lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển đa dạng.

2. Văn hóa Cam-pu-chia

- Tôn giáo:

+ Thế kỉ X – XV, Hin-đu giáo đóng vai trò chủ đạo.

+ Từ thế kỉ XV, Phật giáo đã thay thế và trở thành quốc giáo.

- Chữ viết và văn học:

+ Chữ viết: Sử dụng chữ Phạn và chữ Kho-me

+ Văn học: Văn học dân gian tiêu biểu là Sử thi Riêm Kê và các câu chuyện về tiền kiếp Đức Phật.

Lý thuyết Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia - Cánh diều (ảnh 1)

Bức tranh vẽ về sử thi Riêm Kê

- Kiến trúc và điêu khắc: nhiều công trình độc đáo như đền Ăng-co vát, Ăng-co Thom...

Lý thuyết Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia - Cánh diều (ảnh 1)

Đền Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Đánh giá

0

0 đánh giá