Giáo án Lịch sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024): Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX) sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Lịch sử 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ

(cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

+ Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc

+ Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

+ Giải thích được đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ thông qua các dẫn chứng cụ thể.

+ Nhận xét được vị trí kinh tế của các nước trong nền sản xuất công nghiệp cuối XIX- đầu XX.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

 + Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Quan sát lược đồ các đế quốc và thuộc địa cuối thế kỉ XX để nhân diện được sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc và phạm vi ảnh hưởng của mỗi nước.

Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Có ý kiến suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử.

+ Lập được bảng thống kê và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng.

3. Phẩm chất

+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

+ Trách nhiệm: HS có trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc trong công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

Yêu nước: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nhận thức được sức ép của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với Việt Nam nói riêng, các nước ở Châu Á, Phi, Mỹ nói chung thời cận đại

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, phiếu học tập

- Lược đồ về các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX

- Hình ảnh và trích đoạn Bản án chế độ thực đân Pháp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Máy tính, máy chiếu, ti vi (nếu có)

2. Học sinh

Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:  Tạo một tâm thế thoải mái và tình huống để dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh tìm hiểu về đoạn trích Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

          GV dùng đoạn tư liệu trong tác phẩm Bản án chế độ thực đân Pháp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “ Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xi-ri đến Triều Tiên- chỉ tính những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thôi- có một diện tích rộng hơn 15 triệu kmvới dân số hơn 1 200 triệu người. Tất cả những nước rộng lớn ấy hiện đang ở dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản” ( Nguyễn Ái Quốc Bản án chế độ thực đân Pháp, NXB sự thật, Hà Nội, 1975, tr.133)

Tại sao xuất hiện các nước thuộc địa và nửa thuộc địa?

Hiện tượng này liên quan đến vấn đề lịch sử nào trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

Hãy chia sẻ những điều em biết về giai đoạn lịch sử này liên quan đến vấn đề nêu trên.

Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 3 phút.

Bước 3: HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới.

GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của HS => Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, sau gần một thế kỷ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? Thế nào là chủ nghĩa đế quốc,  những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

a. Mục tiêu: Tìm hiểu những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 SGK/ tr 45 và thực hiện yêu cầu sau:

1HS thảo luận đoạn thông tin, tìm ra các từ khóa quan trọng liên quan đến những dấu hiệu về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

2Dựa vào các từ khóa, em hãy mô tả tóm tắt về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

3Hình dung được các thuộc địa, khu vực ảnh hưởng của mỗi đế quốc trên lược đồ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận đoạn thông tin, tìm ra các từ khóa quan trọng: Phát triển nhanh chóng, công ti độc quyền, lũng đoạn, chi phối, xâm lược, khai thác, bóc lột, Chủ nghĩa đế quốc

- Dựa vào các từ khoá tìm được, HS mô tả được những nét chính về quá trình hình thành CNĐQ.

=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 3 nhóm HS hoàn thành nhanh nhất lần lượt trả lời các câu hỏi

- Các nhóm khác bổ sung, phản biện cho nhau.

Bước 4. Kết luận- nhận định

GV bổ sung, nhận xét, đánh giá, chính xác hóa các kiến thức. HS chốt ý chính vào vở ghi.

- GV mở rộng liên hệ: Cho HS tìm hiểu đoạn trích sau trong tác phẩm Bản án chế độ thực đân Pháp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhận xét đưa ra quan điểm ác nhân về chính sách của chủ nghĩa đế quốc ở thuộc địa: “ Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sĩ quan cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga…Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn, bọn gách chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh phụ nữ bản xứ để bắt họ tránh khỏi làm nghẽn lối”

( Nguyễn Ái Quốc Bản án chế độ thực đân Pháp, Sđd, tr.112)

1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

 

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Các công ti độc quyền lớn ra đời lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị, xã hội ở mỗi nước.

- Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX).

Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Giáo án Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Giáo án Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo án Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Giáo án Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Để mua Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá