Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 (Cánh diều 2024): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: 

+ Sông Nin (Ai Cập), sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát (Lưỡng Hà). 

+ Các dòng sông lớn: bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn nước dồi dào và là tuyến đường giao thông kết nối các vùng…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

a. Ở Ai Cập:

- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.

b. Ở Lưỡng Hà:

- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.

- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.

3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Lịch pháp: 

+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.

+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.

- Chữ viết: 

Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

- Toán học:

+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc:kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

                          

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1. Cư dân Lưỡng Hà cổ đại viết chữ trên

A. mai rùa.

B. đất sét.

C. thẻ tre.

D. giấy Pa-pi-rút.

Đáp án: B

Lời giải: Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

Câu 2. Quần thể kim tự tháp Gi-za là công trình kiến trúc nổi tiếng của quốc gia nào?

A. Ấn Độ.

B. Ai Cập.

C. Lưỡng Hà.

D. Trung Quốc.

Đáp án: B

Lời giải: Quần thể kim tự tháp Gi-za là công trình kiến trúc nổi tiếng của Ai Cập (trang 29/SGK).

Câu 3. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?

A. Sông Nin.

B. Sông Trường Giang.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Ơ-phrát.

Đáp án: A

Lời giải:

- Sông Nin ở Ai Cập

- Sông Trường Giang ở Trung Quốc

- Sông Ti-grơ và Ơ-phrát ở Lưỡng Hà

=> Chọn đáp án A

Câu 4. Người đứng đầu nhà nước ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại được gọi là

A. Pha-ra-ông.

B. En - xi.

C. Hoàng đế.

D. Thiên tử.

Đáp án: B

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là En-xi, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội.

Câu 5. Ở Lưỡng Hà, nhiều nhà nước thành bang được thành lập sớm nhất vào cuối thiên niên kỉ IV TCN, cư dân định cư sớm nhất là

A. người Xu-me.

B. người Mê-nét.

C. người Lưỡng Hà.

D.người Át-cát.

Đáp án: A

Lời giải: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, ở Lưỡng Hà, nhiều nhà nước thành bang của người Xu-me đã ra ra đời tại hạ lưu sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

Câu 6. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

A. En-xi.

B. Thiên tử.

C. Thiên hoàng. 

D. Pha-ra-ông.

Đáp án: D

Lời giải: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao và được người dân tôn kính như một vị thần.

Câu 7. Các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN.

B. Thiên niên kỉ III TCN.

C. Thiên niên kỉ IV TCN.

D. Thiên niên kỉ V TCN.

Đáp án: C

Lời giải: Các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ra đời vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

Câu 8. Vào khoảng năm 3200 TCN, người đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập là

A. En-xi.

B. Mê-nét.

C. Xu-me.

D. Át-Cát.

Đáp án: B

Lời giải: Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập (trang 27/SGK).

Câu 9. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên

A. mai rùa.

B. đất sét.

C. thẻ tre.

D. giấy Pa-pi-rút.

Đáp án: D

Lời giải: Cư dân Ai Cập viết chữ trên giấy được làm từ thân của cây Pa-pi-rút.

Câu 10. Thành tựu về toán học của cư dân Ai Cập là

A. biết tính diện tích các hình tam giác, hình tròn.

B. sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

C. sáng tạo ra chữ 0.

D. Tìm ra số Pi.

Đáp án: A

Lời giải: Thành tựu về toán học của cư dân Ai Cập là biết tính diện tích các hình tam giác, hình tròn (trang 29/SGK).

Câu 11. Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch?

A. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa.

B. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

C. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời..

D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trăng.

Đáp án: B

Lời giải: Dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cư dân Lưỡng Hà đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

Câu 12. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?

A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất.

B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.

C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ.

D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.

Đáp án: A

Lời giải: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất (đồng bằng phù sa rộng lớn, đất đai màu mỡ; nguồn nước dồi dào...)

Câu 13. Khi sinh sống tại lưu vực các dòng sông lớn, cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phải đối mặt với khó khăn nào dưới đây?

A. Tình trạng hạn hán kéo dài.

B. Sự chia cắt về lãnh thổ.

C. Sự tranh chấp giữa các nôm.     

D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.

Đáp án: D

Lời giải: Các dòng sông lớn bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra khó khăn cơ bản cho cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, đó là tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.

Câu 14. Các dòng sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Dịch vụ. 

C. Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án: A

Lời giải: Các dòng sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế nông nghiệp (trang 27/SGK)

Câu 15. Điều kiện tự nhiên nào đưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Sự hiện diện của các dòng sông lớn: Nin, Ơ-phrát...

B. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

C. Nhiều đồng bằng màu mỡ, đất đai tơi xốp, dễ canh tác.

D. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

Đáp án: B

Lời giải: Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

- Có các dòng sông lớn (sông Nin, sông Ti-grơ và Ơ-Phrát,…)

- Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.

- Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

=> Đáp án B sai.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Lý thuyết Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lý thuyết Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Lý thuyết Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Lý thuyết Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Đánh giá

0

0 đánh giá