Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 6 (Cánh diều): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

3 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là

A. sông Ti-grơ và sống ơ-phrát. 

B. sống Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang. 

D. sông Nin và sông Ti-grơ. 

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là sông Ti-grơ và sống ơ-phrát (SGK – trang 26).

Câu 2 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước

A. Lưỡng Hà.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Ai Cập (vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành lập nhàn nước Ai Cập. Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông).

Câu 3 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng

A. đầu thiên niên kỉ I TCN.

B. cuối thiên niên kỉ II TCN.

C. đầu thiên niên kỉ III TCN.

D. cuối thiên niên kỉ IV TCN.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN (SGK – trang 28).

Câu 4 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là

A. Kim tự tháp Kê-ốp. 

B. Vườn treo Ba-bi-lon. 

C. Đấu trường Cô-li-dê. 

D. Vạn Lý Trường Thành.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là Vườn treo Ba-bi-lon (SGK – trang 29).

Câu 5 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.

B. Viết chữ trên giấy.

C. Có tục ướp xác.

D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Điểm chung trong đời sống tinh thần của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà là: tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên, ví dụ: thần Mặt Trời, thần sông Nin,…

Câu 6 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Những thành tựu văn hoá nào của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại còn tồn tại đến ngày nay? Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Những thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

+ Kim Tự Tháp, tượng Nhân sư, xác ướp, các kiến thức về hình học…(Ai Cập)

+ Bộ luật Ha-mu-ra-bi; hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở… (Lưỡng Hà).

- Em ấn tượng nhất với thành tựu: Kim Tự Tháp của cư dân Ai Cập cổ đại, vì: đây là công trình kiến trúc vĩ đại, đồ sộ, trường tồn với thời gian; thể hiện tài năng và sự lao động miệt mài của cư dân Ai Cập; mặt khác, hiện nay nhiều điều bí ẩn về Kim tự tháp vẫn còn là những thách thức đòi hỏi chúng ta cần phải tìm tòi, khám phá.

Câu 7 trang 13 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lời giải:

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 8 trang 14 sách bài tập Lịch Sử 6: Quan sát các hình ảnh dưới đây, hãy cho biết sự khác nhau giữa chữ viết của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lời giải:

- Sự khác nhau iữa chữ viết của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

+ Cư dân Ai Cập viết chữ trên giấy được làm từ thân cây Pa-pi-rút.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

Câu 9 trang 14 sách bài tập Lịch Sử 6: Quan sát hình ảnh dưới đây và qua thông tin tìm hiểu được, hãy cho biết những nét chính về quyền lực của Pha-ra-ông ở Ai Cập cổ đại. Em có nhận xét gì về quyền lực đó?

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lời giải:

- Ở Ai Cập cổ đại, Pha-ra-ông là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội, là người sở hữu tối cao của tất cả đất đai; Pha-ra-ông cũng được người dân tôn kính như một vị thần.

Lý thuyết Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: 

+ Sông Nin (Ai Cập), sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát (Lưỡng Hà). 

+ Các dòng sông lớn: bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn nước dồi dào và là tuyến đường giao thông kết nối các vùng…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

a. Ở Ai Cập:

- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.

b. Ở Lưỡng Hà:

- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.

- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.

3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Lịch pháp: 

+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.

+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.

- Chữ viết: 

Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

- Toán học:

+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc:kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Cánh diều

Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Kem

Kem

2024-10-15 20:03:38
ngon