TOP 10 bài Trình bày ý kiến về Múa rối nước 2024 SIÊU HAY

5.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày ý kiến về Múa rối nước Ngữ văn 8 ,Kết nối tri thức gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Trình bày ý kiến về Múa rối nước

Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại): Múa rối nước

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 1

Mỗi dân tộc đều có một đặc sản tinh thần riêng, mà nhiều khi nó trở thành bộ mặt, là lời khẳng định cho sự động lập của dân tộc ấy. Người ta thường nói nhiều đến ca trù, hát chèo, quan họ mà quên mất rằng, mỗi ngày lễ hội, múa rồi nước mới là tiết mục được mong chờ nhiều nhất. Hôm nay, tôi muốn nói nhiều hơn về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Múa rối nước ra đời từ thời nhà Lí, đã tồn tại cùng dân tộc chúng ta hơn mười thế kỉ nay. Từ khi hình thành, nó đã trở thành một thú vui tao nhã, không chỉ để những tầng lớp quý tộc thượng lưu, mà chính nhân dân chúng ta cũng có thể thưởng thức nó. Các tiết mục múa rối nước thường xuất hiện trong các hội làng, các dịp kỉ niệm lớn và dần dần trở thành một nét văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Giờ đây, múa rối cũng có thể được sánh ngang với chèo, tuồng để trở thành bộ môn nghệ thuật có vị trí cao. Múa rối thì xuất hiện khá nhiều nơi trên thế giới, nhưng chỉ có một nền văn minh lúa nước như Việt Nam mới có hình thức múa rối dưới nước. Thời gian chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tồn tại vĩnh cửu của múa rối nước.

Đã xuất hiện từ ngàn đời nay nên Việt Nam phát triển vô số những phường múa rối nước. Nhà hát múa rối Trung ương và nhà hát múa rối Thăng Long là nơi lưu giữ được nhiều màn múa rối đặc sắc nhất, để người ta khi muốn có thể tìm về mà thưởng thức.

Ngoài ra, chúng ta cũng còn những phường múa rối đang ngày càng phát triển như ở Hải Dương, Đào Thục, Đồng Ngư, làng Ra,… Khi xã hội đang ngày càng trở nên hiện đại, người ta lại mong muốn được trở về với những văn hóa phi vật thể như vậy, để tâm hồn mình được thanh lọc, được trong sáng hơn.

Phải tận mắt chứng kiến những màn múa rối nước, chúng ta mới có thể thấy rằng, những nghệ nhân rối nước ấy công phu đến chừng nào. Từ khâu chuẩn bị vật liệu, đạo cụ đã chứa cả sự tỉ mỉ, khó khăn. Những con rối được làm bằng gỗ sung để nổi trên mặt nước, được chạm khắc kì công để ra hình thù nhân vật. Nhân vật trong rối nước thường nhiều màu sắc, bắt mắt và thể hiện được khí chất bên trong.

Phần nổi trên mặt nước sẽ để biểu diễn, còn phần chìm bên dưới gắn những dụng cụ để nghệ nhân điều khiển được rối. Điều tạo nên phần hồn của nghệ thuật rối nước chính là sự điều khiển của những nghệ nhân cho quân rối hoạt động. Có hẳn một bộ máy điều khiển, gồm máy sào và máy dây được gắn dưới mặt nước. Lợi dụng sức nước và đôi bàn tay khéo léo, con rối nhờ đó mà chuyển động và nói năng.

Bên cạnh con rối, sân khấu của rối nước còn có những rèm che, những cờ, quạt, binh đao để sân khấu trở nên sinh động hơn. Âm thanh trong rối nước cũng được sử dụng một cách khéo léo để tạo không khí cho tác phẩm. Cả một sân khấu ấy, như một làng quê Việt Nam thu nhỏ, để bày ra trước mắt người đọc những sự tình, những uẩn khúc nhiều khi chưa được nói.

Rối nước có khi diễn lại những câu chuyện cổ tích, có khi là cảnh sinh hoạt của một làng quê. Chú Tễu sẽ là người dẫn dắt cho câu chuyện được nhịp nhàng uyển chuyển. Bộ môn này thu hút người xem chính bởi sự sinh động của nó. Trẻ con thích rối nước bởi những tạo hình ngộ nghĩnh, người lớn đến với rối nước để hiểu hơn về cuộc sống xung quanh mình.

Ca trù, cái lương hay tuồng chèo có thể kén người xem, nhưng rối nước đến với chúng ta một cách bình dị, dân dã như bức tranh quê. Trong vở rối ấy, có khi không chỉ là tiếng cười mà còn có nước mắt, không chỉ ca ngợi điều tốt đẹp mà còn lật tẩy bất công ngang trái. Dẫu sao, nó cũng thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, cũng phải phản ánh hiện thực đời sống và cảm hóa con người.

Chúng ta rồi cũng sẽ phải khẳng định rằng, giá trị của múa rối nước sẽ không thể đong đếm bằng giá trị vật chất. Có những nơi mở cửa miễn phí cho du khách vào xem một vở múa rối nước, chứng tỏ những nghệ nhân ấy họ không làm vì tiền. Họ phải chăng đang muốn bảo tồn một nền văn minh rực rỡ là của riêng Việt Nam. Chính bộ môn ấy, không chỉ thể hiện bản sắc mà còn tô đậm bản lĩnh của cả một dân tộc.

Bản lĩnh khi vượt qua được hàng ngàn năm lịch sử, qua những cuộc đồng hóa của kẻ thù, vẫn giữ trọn vẹn một nét đẹp như vậy. Đến bây giờ, múa rối nước trở thành niềm tự hào để Việt Nam mang đi khắp thế giới, để thấy được rằng dân tộc chúng ta không hề thua kém ai.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Múa rối nước 2023 SIÊU HAY (ảnh 4)

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 2

Mỗi dân tộc đều có những loại hình nghệ thuật riêng biệt gắn liền với những phong tục tập quán và văn hóa của dân tộc ấy. Nếu như Hàn Quốc có nghệ thuật âm nhạc truyền thống Pansori, Nhật Bản có nghệ thuật gấp giấy Origami, nghệ thuật cắt giấy Kirigami thì Việt Nam có nghệ thuật múa rối nước. Đây là một loại hình nghệ thuật cực kỳ đặc sắc, độc đáo của dân tộc ta.

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển từ nền nông nghiệp lúa nước của cư dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Múa rối nước thường được trình diễn trong các dịp hội hè, hội đình, hội làng, Tết. Múa rối có ở nhiều quốc gia nhưng múa rối nước thì chỉ có ở riêng Việt Nam. Vậy nên, nó sớm đã trở thành biểu tượng của dân tộc ta và được mọi người dân Việt Nam và quốc tế yêu thích.

Về mặt lịch sử, múa rối nước ra đời cùng thời với nền văn hoá lúa nước. Thế nhưng phải đến thế kỉ thứ 10, dưới thời vua Lý Thái Tổ, nghệ thuật này mới có được bước tiến vượt bậc của mình. Những minh chứng đầu tiên được ghi chép lại của múa rối nước là vào những năm 1121, trên bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh với nội dung như sau: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt...". Có lẽ đây là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật này.

Về cơ sở hình thành múa rối nước, theo nghiên cứu, người ta chia thành hai loại là cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội. Người ta cho rằng việc cư trú ven sông và nền nông nghiệp lúa nước là nguồn cảm hứng khiến các cư dân của vùng châu thổ sông Hồng tạo nên nghệ thuật múa rối nước. Thêm vào đó là cách sống tụ cư quanh làng và nhu cầu giải trí trong những dịp lễ hội cũng như trong đời sống hàng ngày nên múa rối nước ra đời để đáp ứng nhu cầu đó của họ. Cùng với đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân trong tạo hình và điêu khắc đã tạo nên những con rối với độ thẩm mỹ cao, phóng khoáng, mạnh mẽ nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị. Quy tụ tất cả những điều đó, múa rối nước được hình thành và trở thành một trong những nghệ thuật dân gian được yêu thích thời bấy giờ.

Nếu như múa rối thường dùng sân khấu trên mặt đất để diễn thì múa rối nước lại dùng mặt nước để tạo nên những vở diễn của mình. Sân khấu này được gọi là nhà rối hay thuỷ đình. Xung quanh thuỷ đình có trang trí các loại như cờ, quạt, lọng. voi, ngựa. Phía sau thuỷ đình, những người nghệ nhân múa rối nước dùng sào, dây để điều khiển những con rối biểu diễn. Thêm vào đó, để làm cho không khí trở nên sôi nổi, sinh động, những người nghệ nhân còn dùng tiếng pháo, tiếng trống để phụ trợ. Để cho những con rối có thể nổi trên mặt nước, khi chế tác người ta sẽ dùng gỗ sung bởi loại gỗ này rất nhẹ. Những con rối được đục đẽo với nhiều hình dáng khác nhau, được sơn màu sặc sỡ để phù hợp cho từng vở diễn. Con rối nước thường có tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu, có tính biểu tượng cao.

Khi vào các vở diễn, những người nghệ nhân đứng trong buồng trò để điều khiến con rối của mình. Họ thực hiện trên các cây sào, thừng hay vọt hoặc có thể giật con rối theo hệ thống dây được bố trí sẵn. Múa rối nước là một trò diễn đòi hỏi sự khéo léo, lấy các động tác của con rối biến thành các ngôn ngữ để diễn tả. Múa rối nước đi cùng với âm nhạc, những tiếng nhạc, mõ, chuông sẽ giúp điều khiển tốc độ cũng như giữ sự nhịp nhàng, dẫn dắt các động tác. m nhạc trong múa rối nước thường là chèo hoặc các làn điệu dân ca Bắc Bộ.

Nghệ thuật múa rối nước không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà nó còn mang tới những giá trị cao cả trong đời sống của con người. Đầu tiên là giá trị nhận thức, múa rối nước đã phản ánh đời sống của những người dân Việt Nam và mối quan hệ giữa con người với thế giới thiên nhiên, với cộng đồng. Múa rối nước còn thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống no ấm, hạnh phúc, bình đẳng. Về giá trị giáo dục, múa rối nước giúp con người ta yêu quê hương, đất nước của mình, yêu thiên nhiên và có lòng tự hào về dân tộc. Nó hướng chúng ta đến cái đẹp của tình người, sự gắn kết cộng đồng trong những lúc thiên tai, hoạn nạn. Và cuối cùng, nó giúp chúng ta có những tiếng cười sảng khoái, tạo nên tinh thần lạc qua, phấn khởi vui tươi cho mọi người.

Các vở múa rối nước nổi tiếng phải kể đến như Bật cờ, Vinh quy bái tổ, Bắt vịt, Múa lân, ... Hiện nay còn rất nhiều những phường múa rối nước đang tích cực hoạt động để giữ gìn và phát triển bộ môn nghệ thuật này như Múa rối Thăng Long, Đào Thục, Nguyên Xá, Nam Chấn, ...

Ngày nay, múa rối nước tuy không còn được thịnh hành như trước, nhưng nó vẫn là một loại hình giải trí nghệ thuật đặc sắc mà bất cứ ai khi thưởng thức đều tấm tắc khen ngợi. Múa rối nước không chỉ mang thông điệp về giáo dục, mang những nét văn hoá truyền thống mà nó còn mang những giá trị nhân văn sâu sắc.

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 3

Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của Múa rối nước là một quá trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động theo hình thức dân gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian trong mùa vụ, hội hè, đình đám ở nông thôn. Múa rối nước ra đời gắn liền với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, tạc tượng từ đôi bàn tay thủ công, bằng tư duy và khối óc sáng tạo của người nam giới được rèn luyện qua năm tháng với nghề nông nghiệp và thủ công trong không gian văn hóa làng châu thổ sông Hồng. Các mảng chạm khắc, trang trí trên đình làng với tạo hình quân rối nước đều được thể hiện trên nguyên tắc hội họa đồng nhất, qua cảm xúc thẩm mỹ của người nam giới, bởi vậy, nó vừa phóng khoáng, mạnh mẽ, mộc mạc mà vô cùng sinh động, tinh tế.Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Múa rối nước vùng châu thổ sông Hồng mang giá trị cộng cảm, cộng mệnh của văn hóa cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển. Múa rối nước trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông nghiệp lúa nước.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Múa rối nước 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 4

Việt Nam là một đất nước có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian. Sự sáng tạo này mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Múa rối nước- món quà kì diệu đồng ruộng Việt Nam. Với trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên loại hình nghệ thuật múa rối nước. Múa rối nước được trình diễn trên nước. Mặt nước ao hồ vừa là sân khấu, là môi trường, khung cảnh, vừa là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân. Bên trên mặt nước là sân khấu, phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối với buồng trò.

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 5

Nghệ thuật Múa rối truyền thống Việt Nam mà đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất là Rối nước được ra đời, phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật thì đó phải kể đến sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và sự du nhập mạnh mẽ của phật giáo vào Việt Nam. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của loại hình nghệ thuật này, qua một số những công trình nghiên cứu của những người nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu về nghệ thuật Múa rối thì nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong lịch sử, gắn liền với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Bộ môn này hình thành từ thời xa xưa, gắn với nếp sống, nếp sinh hoạt và cách cảm cách nghĩ của con người Việt Nam. Chúng được hình thành từ những người nghệ nhân chân chất, từ ao làng, mái đình, mái chùa cổ kính, đến cả những nguyên liệu để làm ra con rối cũng từ gỗ sung, những thứ dân dã và gần gũi với làng quê Việt Nam. Bước ra từ đồng ruộng, thôn quê, với những gì thân thuộc nhất với con người Việt Nam, ngày nay, múa rối nước đã đi vào thành phố, vào nhà hát, trung ương,… nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng ở nơi mà nó ra đời, vẫn là bộ môn nghệ thuậtđậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Múa rối nước 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 6

Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật này được thể hiện ngay từ trong tên gọi “Múa rối nước” là lấy nước làm sân khấu biểu diễn. Mặt nước ao hồ vừa là sân khấu, là môi trường, khung cảnh, vừa là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân. Bên trên mặt nước là sân khấu, phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối với buồng trò.Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng.

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 7

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Múa rối nước Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người.

TOP 10 bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Múa rối nước 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 8

Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống văn hóa, đưa vào nghệ thuật nhiều loại hình truyền thống dân gian độc đáo. Sự sáng tạo trong nghệ thuật này phản ánh đậm chất văn minh lúa nước, nơi mà người Việt đã tận dụng sự giàu có của đất đai và nước để tạo nên những nghệ thuật độc đáo và phong cách. Một trong những biểu tượng nổi bật của nghệ thuật dân gian Việt Nam là múa rối nước, một món quà kỳ diệu đồng ruộng. Được tạo ra từ trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông, múa rối nước không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là biểu tượng của văn hóa truyền thống. Múa rối nước thường được trình diễn trên mặt nước, với ao hồ trở thành sân khấu và môi trường tự nhiên. Điều này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam mà còn tạo nên một không gian ảo diệu, đặc biệt là khi các nghệ nhân tài năng điều khiển con rối dưới đối mặt với sự thách thức của nước. Bên trên mặt nước, nơi là sân khấu, các nhân vật rối được di chuyển một cách linh hoạt và sinh động dưới sự điều khiển tinh tế của những người nghệ nhân. Phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển phức tạp với máy móc, sào, dây chằng chịt được kết nối với buồng trò, tạo nên sự hoàn hảo và chính xác trong mỗi động tác của con rối. Múa rối nước không chỉ là một hình thức giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống mà còn là một cách để du khách hiểu sâu hơn về văn hóa độc đáo và tài năng sáng tạo của người Việt Nam. Múa rối nước, đặc biệt là Rối nước, là một biểu tượng quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam, nảy sinh từ sự sáng tạo và tìm tòi của những thế hệ cha ông, phản ánh lối sống và tư duy của người dân nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình nghệ thuật này không chỉ là sản phẩm của nghệ nhân tài năng mà còn là biểu hiện của sự gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước.

Trình bày ý kiến về Múa rối nước - Mẫu 9

Múa rối nước là một thể loại nghệ thuật sân khấu xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, đặc biệt phổ biến trong vùng châu thổ sông Hồng tại Việt Nam. Được coi là một phần của văn hóa dân gian phương Đông và Đông Nam Á, Múa rối nước mang đậm đặc những đặc trưng và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng nông dân. Tiến trình phát triển của Múa rối nước không bao giờ bị đứt đoạn, ngày càng thể hiện rõ sự sáng tạo và độ đa dạng trong nghệ thuật. Thể loại này không chỉ là một hình thức sân khấu văn hóa dân gian mà còn là biểu tượng của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, và tạc tượng từ bàn tay thủ công của những người nam giới đã được rèn luyện qua năm tháng với nghề nông nghiệp và thủ công. Múa rối nước thường được tạo hình từ những chiếc rối nước được làm thủ công, thể hiện qua tư duy và sự sáng tạo của người làm nghệ thuật. Những mảng chạm khắc và trang trí trên các đình làng cũng thể hiện rõ sự đồng nhất trong nghệ thuật hội họa, phản ánh cảm xúc thẩm mỹ của người nam giới. Múa rối nước là một bức tranh sống động, mô tả chân thực về cuộc sống hàng ngày của người nông dân. Nó là nguồn cảm hứng cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và thiên nhiên. Nó là một hình ảnh sinh động về lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng. Múa rối nước không chỉ mang giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng mà còn là một phương tiện giao lưu, gìn giữ và phát triển. Nó thường được biểu diễn trong các lễ hội, nhấn mạnh vào mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa sâu sắc, giúp mọi người nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sau cuộc sống tâm linh của cư dân nông nghiệp lúa nước. Múa rối nước không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là cách để cộng đồng kể chuyện, truyền đạt và ghi chép lại câu chuyện về lịch sử và văn hóa của họ.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá