15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vương quốc Lào

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Bài 7: Vương quốc Lào sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Vương quốc Lào. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào

Câu 1. Chủ nhân sinh sống đầu tiên ở Lào là tộc người nào?

A. Lào Lùm.

B. Lào Thơng.

C. Khơ-me.

D. Thái.

Đáp án đúng là: B

Chủ nhân sinh sống đầu tiên ở Lào là tộc người Lào Thơng (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 2. Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào sinh sống gọi là người

A. Lào Lùm.

B. Lào Thơng.

C. Khơ-me.

D. Thái.

Đáp án đúng là: A

Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào sinh sống gọi là người Lào Lùm (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 3. Đâu là tên gọi của vương quốc Lào thời phong kiến?

A. Chân Lạp.

B. Miến Điện.

C. Lan Xang.

D. Mã Lai.

Đáp án đúng là: C

Tên gọi của vương quốc Lào thời phong kiến là Lan Xang (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 4. Đất nước Lào gắn liền với dòng sông nào?

A. Sông Hồng.

B. Sông I-ra-oa-đi.

C. Sông Mê-kông.

D. Sông Mê-nam.

Đáp án đúng là: C

Đất nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 5. Người đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập ra nhà nước Lan Xang là

A. Pha Luông.

B. Ong Kẹo.

C. Pu-côm-bô.

D. Pha Ngừm.

Đáp án đúng là: D

Người đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập ra nhà nước Lan Xang là Pha Ngừm (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 6. Tổ chức sơ khai của người Lào là các

A. làng, bản.

B. chiềng, chạ.

C. mường cổ.

D. nôm.

Đáp án đúng là: C

Tổ chức sơ khai của người Lào là các mường cổ (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 7. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào

A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.

B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.

D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.

Đáp án đúng là: B

Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 8. Bộ máy nhà nước Lan Xang là được tổ chức theo mô hình

A. dân chủ phát triển.

B. quân chủ lập hiến.

C. quân chủ chuyên chế.

D. phong kiến phân quyền.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Lan Xang là được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế: vua đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

Câu 9. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn

A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.

B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.

C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.

D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.

Đáp án đúng là: A

Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng (Cam-pu-chia và Đại việt) nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược (Miến Điện) - SGK Lịch Sử 7 - trang 40.

Câu 10. Văn hóa Lào và Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Đại Việt.

D. Ai Cập.

Đáp án đúng là: B

Văn hóa Lào và Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ, thể hiện trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc…

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của Lào trong các thế kỉ XV - XVII?

A. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp khá phát triển.

B. Phát triển mạnh về buôn bán, trao đổi qua đường biển.

C. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.

D. Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới.

Đáp án đúng là: B

Lào là nước không có biển nên không thể phát triển thương mại đường biển như các nước khác ở Đông Nam Á.

Câu 12. Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của

A. Việt Nam và Trung Quốc.

B. Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Triều Tiên và Việt Nam.

D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

Đáp án đúng là: D

Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma (sgk 7 - trang 41).

Câu 13. So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

A. Đất nước có nhiều đồi núi.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.

D. Không tiếp giáp với biển.

Đáp án đúng là: D

Lào là nước duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển.

Câu 14. Đâu là công trình kiến trúc Phật giáo biểu tượng của Lào, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992?

A. Chùa Vàng.

B. Thạt Luổng.

C. Chùa hang A-gian-ta.

D. Đền Ăng-co-vát.

Đáp án đúng là: B

Thạt Luổng là công trình kiến trúc Phật giáo biểu tượng của Lào, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992(SGK Lịch Sử 7 - trang 41).

Câu 15. Đỉnh tháp Thạt Luổng có thiết kế mô phỏng hình ảnh một loại quả mang đặc trưng kiến trúc Lào, đó là

A. quả mướp.

B. quả chuối.

C. quả bầu.

D. quả táo.

Đáp án đúng là: C

Đỉnh tháp Thạt Luổng có thiết kế mô phỏng hình ảnh một loại quả mang đặc trưng kiến trúc Lào, đó là quả bầu (SGK Lịch Sử 7 - trang 41).

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào

1. Quá trình hình thành, phát triển của vương quốc

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7 (mới 2022 + trắc nghiệm): Vương quốc Lào | Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Vương quốc Lào thời Lan Xang

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7 (mới 2022 + trắc nghiệm): Vương quốc Lào | Kết nối tri thức (ảnh 2)

3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7 (mới 2022 + trắc nghiệm): Vương quốc Lào | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Đánh giá

0

0 đánh giá