Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base, thang pH

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 9: Base, thang pH sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base, thang pH

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

I. Khái niệm

- Tương tự acid, base cũng là một trong những hợp chất phổ biến.

- Công thức phân tử của base gồm có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (–OH). Số nhóm –OH bằng với hoá trị của kim loại.

- Khái niệm về base được phát biểu như sau: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

- Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau:

- Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ví dụ: Fe(OH) : iron(II) hydroxide;

Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

- Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước. tạo thành dung dịch kiểm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2.

II. Tính chất hoá học

- Tính chất hoá học của base

+ Chuẩn bị: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein; ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Các base khác như KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH),... cũng phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

+ Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hoà.

Ví dụ: Ca(OH)2 +H2SO4→ CaSO4 + 2H2O.

III. Thang pH

- Thang pH là một tập hợp các con số từ 1 đến 14 được sử dụng để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base, thang pH (ảnh 1)

- Các dung dịch acid có pH < 7, các dung dịch kiềm có pH > 7 và dung dịch trung tính có pH = 7.

- Giá trị pH còn được sử dụng để so sánh độ mạnh của các acid cùng nồng độ hoặc các base cùng nồng độ.

- Xác định giá trị pH có thể sử dụng chất chỉ thị màu vạn năng hoặc các thiết bị đo pH như máy đo pH, bút đo pH.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base, thang pH (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 9: Base, thang pH

Câu 1. Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. NaOH, BaCl2, HBr, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.

Đáp án đúng là: C

Các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH là các dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 2. Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

A. Vôi tôi (Ca(OH)2).                                     

B. Hydrochloric acid.

C. Muối ăn.                                                    

D. Cát.

Đáp án đúng là: A

Vôi tôi (Ca(OH)2) có tính base được dùng để khử độ chua của đất.

Câu 3. Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức hoá học của sodium hydroxide là

A. Ca(OH)2.                 

B. NaOH.                     

C. NaHCO3.                 

D. Na2CO3.

Đáp án đúng là: B

Công thức hoá học của sodium hydroxide là NaOH.

Câu 4. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.                              

B. NaOH, Mg(OH)2, KOH.

C. NaOH, KOH, Cu(OH)2.                              

D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH.

Đáp án đúng là: A

Dãy chất chỉ gồm các base tan là: Ba(OH)2, NaOH, KOH.

Câu 6. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.                        

B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.

C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.                    

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Đáp án đúng là: D

Dãy chất chỉ gồm các base không tan là: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Câu 6. Chất nào sau đây là base?

A. NaOH.                                                  

B. HCl.                                                                

C. NaCl.                                                              

D. H2SO4.

Đáp án đúng là: A

NaOH là base.

HCl, H2SO4 là acid.

NaCl là muối.

Câu 7. Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?

A. Mg(OH)2.                 

B. KOH.                       

C. Cu(OH)2.                                                   

D. Fe(OH)3.

Đáp án đúng là: B

KOH là base tan được trong nước.

Câu 8. Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức hoá học của calcium hydroxide là

A. CaO.                        

B. Ca(OH)2.                  

C. CaSO4.                                                       

D. CaCO3.

Đáp án đúng là: B

Calcium hydroxide có công thức hoá học là: Ca(OH)2.

Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. KCl.                         

B. Na2SO4.                    

C. NaOH                                                        

D. NaCl.

Đáp án đúng là: C

Dung dịch NaOH là dung dịch base, làm xanh quỳ tím.

Câu 10. Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Potassium hydroxide.                                

B. Acetic acid.

C. Nước.                                                        

D. Sodium chloride.

Đáp án đúng là: A

Dung dịch potassium hydroxide là dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 11. Để phân biệt dung dịch KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là

A. phenolphthalein.                                        

B. quỳ tím.                    

C. dung dịch H2SO4.                                       

D. dung dịch HCl.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng dung dịch H2SO4.

+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện → Ba(OH)2.

+ Nếu không có hiện tượng xuất hiện → KOH.

Câu 12. Dãy các dung dịch làm hồng phenolphthalein là

A. NaOH; Ca(OH)2; ZnSO4; NaCl.                 

B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.                   

C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; HCl.                       

D. LiOH; Ba(OH)2; CaCl2; HNO3.

Đáp án đúng là: B

NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH là các dung dịch base, làm hồng phenolphthalein.

Câu 13. Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là

A. làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.              

B. tác dụng với dung dịch acid.                        

C. còn có tên gọi khác là kiềm.                        

D. làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.

Đáp án đúng là: B

Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là tác dụng với dung dịch acid.   

Câu 14. Base được tạo bởi magnesium liên kết với nhóm hydroxide có công thức hoá học là

A. MgO.                       

B. MgOH.                     

C. Mg(OH)2.                                                   

D. MgCl2.

Đáp án đúng là: C

Magnesium hydroxide: Mg(OH)2.

Câu 15: Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là

A. Ba(OH)2.                  

B. Ca(OH)2.                  

C. Zn(OH)2.                  

D. Mg(OH)2.

Đáp án đúng là: 

%X=XX + 17.2.100% = 54,054% X= 40 amu

Vậy X là Ca nên công thức base là Ca(OH)2.

Đánh giá

0

0 đánh giá