Lý thuyết KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024): Phản ứng hóa học

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 2: Phản ứng hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

I. Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

- Thí nghiệm về sự chuyển thể của nước

Lý thuyết KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phản ứng hóa học (ảnh 1)

Hình 2.1 hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể của nước bằng cách sử dụng nước đá viên, cốc thuỷ tinh 250mL, nhiệt kế, đèn cồn, kiếng sắt.

- Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy... chỉ là các quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái của chất mà không tạo ra chất mới, đó là biến đổi vật lí.

Thí nghiệm về biến đổi hoá học:

- Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thỏa thuỷ tinh.

- Tiến hành:

+ Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.

+ Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1), quan sát hiện tượng.

+ Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngưng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống.

=> Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân huỷ chất (ví dụ: nung đá vôi,...), tổng hợp chất (ví dụ: quá trình quang hợp...) có sự tạo thành chất mới, đó là biến đổi hóa học. Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình sinh hoá, bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

II. Phản ứng hoá học

-  Diễn biến phản ứng hoá học:

+ Trong phản ứng hoá học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên kết mới, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Ví dụ: Phản ứng giữa hydrogen và oxygen tạo thành nước được mô tả như sau:

- Hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học:

+ Phản ứng hoá học xảy ra khi có chất mới được tạo thành với những tính chất mới, khác biệt với chất ban đầu. Những dấu hiệu dễ nhận ra có chất mới tạo thành là sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện chất khí hoặc xuất hiện chất kết tủa... 

+ Sự toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu cho biết phản ứng hoá học đã xảy ra

+ Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành

III. Năng lượng của phản ứng hoá học

1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.

- Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.

2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt

- Các phản ứng toả nhiệt có vai trò quan trọng trong cuộc sống vì chúng cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Lý thuyết KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phản ứng hóa học (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây có thể chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Sự thay đổi về màu sắc.

B. Xuất hiện chất khí hoặc xuất hiện kết tủa.

C. Có sự toả nhiệt và phát sáng.

D. Tất cả các dấu hiệu trên.

Đáp án đúng là: D

Những dấu hiệu có thể nhận ra có chất mới tạo thành là sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện chất khí hoặc xuất hiện chất kết tủa,… Sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu cho biết phản ứng hoá học đã xảy ra.

Câu 2: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó

A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.

B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.

C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.

D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.

Đáp án đúng là: A

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

A. Phản ứng nung đá vôi.

B. Phản ứng đốt cháy khí gas.

C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.        

D. Phản ứng phân hủy đường.

Đáp án đúng là: B

Phản ứng đốt cháy khí gas là phản ứng toả nhiệt.

Câu 4: Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt?

A. Đốt cháy cồn.

B. Hoà tan phân đạm urea vào nước làm cho nước trở nên lạnh.

C. Đốt cháy mẩu giấy.

D. Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

Đáp án đúng là: B

Hoà tan phân đạm urea vào nước làm cho nước trở nên lạnh là quá trình thu nhiệt, làm giảm nhiệt độ môi trường.

Câu 5: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?

A. khối lượng các nguyên tử.                         

B. số lượng các nguyên tử.

C. liên kết giữa các nguyên tử.                      

D. thành phần các nguyên tố.

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Câu 6: Phản ứng giữa hydrogen và oxygen tạo thành nước được mô tả như sau:

Hydrogen + Oxygen → Nước

Chất tham gia phản ứng là

A. Hydrogen, nước.

B. Hydrogen, oxygen.

C. Oxygen, nước.

D. Nước.

Đáp án đúng là: B

Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng, hay chất tham gia.

Vậy hydrogen và oxygen là chất tham gia.

Câu 7: Phản ứng hóa học là

A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

C. sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.

D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Đáp án đúng là: B

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 8: Cho phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ như sau:

Sodium + Oxygen → Sodium oxide

Sản phẩm của phản ứng là

A. Sodium.                                                     

B. Oxygen.                    

C. Sodium oxide.                                             

D. Sodium và oxygen.

Đáp án đúng là: C

Chất mới sinh ra là sản phẩm. Vậy chất sản phẩm là sodium oxide.

Câu 9: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có đặc điểm?

A. Giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường.

B. Chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.

C. Chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường.

D. Các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

Đáp án đúng là: A

Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường.

Câu 10: Cho phát biểu: “Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia……….. với nhau. Nhiều phản ứng để xảy ra cần phải thêm điều kiện là đun nóng. Một số phản ứng muốn xảy ra nhanh hơn cần có thêm xúc tác…”.

Từ/ cụm từ còn thiếu trong phát biểu trên là

A. liên kết.                    

B. tiếp xúc.                    

C. phản ứng.                 

D. hoá hợp.

Đáp án đúng là: B

“Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau. Nhiều phản ứng để xảy ra cần phải thêm điều kiện là đun nóng. Một số phản ứng muốn xảy ra nhanh hơn cần có thêm xúc tác…”.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Sáng sớm có sương đọng trên lá cây.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.

C. Cháy rừng vào mùa khô.

D. Sau cơn mưa, nước trên đường khô dần.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng cháy rừng có phản ứng có học xảy ra.

Câu 12: Cho bột kẽm (zinc) vào dung dịch hydrochloric acid thấy bột kẽm tan dần, có nhiều bọt khí thoát ra, tạo thành dung dịch zinc chloride và khí hydrogen. Dấu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra (có thể quan sát được) là

A. bột kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra.                                                                                                     

B. tạo thành dung dịch zinc chloride.

C. có sự tạo thành chất không tan.                                                                        

D. lượng acid giảm dần.

Đáp án đúng là: A

Dấu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra (có thể quan sát được) là bột kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra.                                                                 Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.

B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.

C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ.

D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.

Câu 14: Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi hoá học?

A. Hoà tan muối ăn vào nước được dung dịch nước muối.

B. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.

C. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.

D. Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

Đáp án đúng là: C

Quá trình C xảy ra sự biến đổi hoá học do có chất mới tạo thành gây mùi khó chịu.

Câu 15: Quá trình sản xuất vôi sống (CaO) từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3) gồm hai công đoạn:

- Công đoạn 1: nghiền đá vôi thành nhiều viên nhỏ.

- Công đoạn 2: các viên đá vôi nhỏ được cho vào lò nung nóng để thu được vôi sống và giải phóng khí CO2

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quá trình sản xuất vôi chỉ xảy ra sự biến đổi hoá học.

B. Quá trình xảy ra ở công đoạn 2 là sự biến đổi hoá học.

C. Một trong các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là có khí CO2.

D.  Phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra là: Đá vôi → Vôi sống + Khí carbon dioxide.

Đáp án đúng là: A

Do công đoạn 1 chỉ xảy ra sự biến đổi vật lí.

Đáp án đúng là: A

Do công đoạn 1 chỉ xảy ra sự biến đổi vật lí.

Video bài giảng KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học - Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá