Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 (Cánh diều 2024): Lịch sử là gì ?

2.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì ? sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì ?

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì ?

1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì ?

Lịch sử là những gì ?đã diễn ra trong quá khứ. 

Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

2. Vì sao cần phải học lịch sử?

- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 : Lịch sử là gì ? | Cánh diều

- Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 : Lịch sử là gì ? | Cánh diều

- Hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

- Hình thànhý thức giữ gì ?, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 : Lịch sử là gì ? | Cánh diều

- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ, di tích...).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 : Lịch sử là gì ? | Cánh diều

- Tư liệu chữ viết:gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... phản ánh đời sống chính trị, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1 : Lịch sử là gì ? | Cánh diều

- Những loại là tư liệu gốc - tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó, có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì ?

Câu 1: Ai là tác giả của 2 câu thơ nổi tiếng “Dân ta phải biết sử ta/ Chho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”?

A. Xi-xê-rông.

B. Hồ Chí Minh.

C. Xanh-xi-mông.

D. Lê-nin.

Đáp án: B

Lời giải: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác giả của 2 câu thơ nổi tiếng: “Dân ta phải biết sử ta/ Chho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”?

Câu 2: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

A. Là quá khứ của loài người

B. Là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ

C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người

D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người

Đáp án: B

Lời giải: Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ

(SGK Lịch sử 6 – trang 6).

Câu 3: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?

A. Con người.

B. Thượng đế.

C. Đức Phật.

D. Chúa trời.

Đáp án: A

Lời giải: Mỗi con người, sự vật, vùng đất, quốc gia hay thế giới đều trải qua những thay đổi theo thời gian, chủ yếu là do con người tạo nên (SGK Lịch sử 6 – trang 6).

Câu 4. Học lịch sử để biết được

A. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất.

B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.

C. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại. 

D. sự vận động của thế giới tự nhiên.

Đáp án: C

Lời giải: Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay (SGK Lịch sử 6 – trang 7).

Câu 5. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì 

A. ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

C. cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử. 

D. bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

Đáp án: B

Lời giải: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó (SGK Lich sử 6 – trang 8).

Câu 6: Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

A. Các bài nghiên cứu khoa học.

B. Các nguồn tư liệu lịch sử.

C. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

D. Các bộ tiểu thuyết giả tưởng.

Đáp án: B

Lời giải: Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau như truyền miệng, hiện vật, chữ viết…. Đó được gọi là tư liệu lịch sử (SGK Lịch sử 6 – trang 7). Do đó, muốn biết và dựng lại lịch sử, các nhà khoa học phải dựa vào các nguồn tư liệu lịch sử.

Câu 7: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật. 

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu chữ viết.

Đáp án: C

Lời giải: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” được truyền từ đời này sang đời khác qua đời khác – do đó đây là loại tư liệu truyền miệng.

Câu 8: Tư liệu hiện vật bao gồm những

A. câu ca dao, dân ca do người xưa sáng tạo ra.

B. di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa để lại.

C. câu truyện thần thoại do người xưa tưởng tượng ra.

D. bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học lịch sử.

Đáp án: B

Lời giải: (SGK Lịch sử 6 – trang 8)

Câu 9: Đền Pác-tê-nông được xếp vào loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu ghi âm, ghi hình.

Đáp án: C

Lời giải: Tư liệu hiện vật gồm những di tích, công trình hay đồ vật (SGK Lịch sử 6 – trang 8).

Câu 10: Thạp đồng Đào Thịnh thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu ghi âm, ghi hình.

D. Tư liệu chữ viết.

Đáp án: A

Lời giải: Tư liệu hiện vật gồm những di tích, công trình hay đồ vật (SGK Lịch sử 6 – trang 8).

Câu 11: Nội dung nào sau đây không thuộc về lịch sử?

A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.

B. Sự hình thành các nền văn minh.

C. Hoạt động của một vương triều.

D. Các cuộc chiến tranh thế giới.

Đáp án: A

Lời giải: Các lời tiên tri, dự báo tương lai thuộc về yếu tố tương lai, chưa xảy ra nên không thể coi là lịch sử.

Câu 12: Lịch sử được hiểu là

A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Đáp án: B

Lời giải: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.(SGK Lich sử 6 – trang 6).

Câu 13: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về

A. sự thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.

B. lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

C. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

D. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.

Đáp án: B

Lời giải: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ(SGK Lịch sử 6 – trang 6).

Câu 14: Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết được về cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

B. Biết được ông cha đã lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.

C. Biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

D. Đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại.

Đáp án: C

Giải thích: Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay (SGK Lịch sử 6 – trang 7).

Câu 15: Truyền thuyết “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Đáp án: D

Lời giải: Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh với nội dung là cuộc xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy Mị Nương làm vợ nhưng thực chất phản ánh hoạt động trị thủy (chống lũ lụt) để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt Cổ.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì? - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Lịch sử là gì?

Lý thuyết Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Lý thuyết Bài 3: Nguồn gốc loài người

Lý thuyết Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Lý thuyết Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Đánh giá

0

0 đánh giá