Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 17 (Kết nối tri thức): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

3 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 50, 51 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đồng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.

B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.

C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.

D. Mở nhiều trường học để dạy cho người Việt.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

- Thực hiện chính sách đồng hoá người Việt, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

+ Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.

+ Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.

+ Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.

Câu 1.2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.

B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.

C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.

D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... vẫn được bảo tổn.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung đáp án C không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc, vì: lễ cày tịch điền được tiến hành lần đầu tiên vào khoảng năm 987 (vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn).

Câu 1.3. Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là gì?

A. Văn hoá Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.

B. Nhân dân ta tiếp thu văn hoá Trung Quốc một cách triệt để.

C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.

D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là: tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, ví dụ:

Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...

Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...

Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

Đón nhận một số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

Câu 2 trang 51 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.

B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên.

C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hằng năm.

D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.

E. Tư tưởng gia trưởng phụ quyền của Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

G. Từ thời Bắc thuộc, xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng của nước ta đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Lời giải:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.

Đúng

B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên.

Đúng

C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hằng năm.

Sai

D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.

Sai

E. Tư tưởng gia trưởng phụ quyền của Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

Đúng

G. Từ thời Bắc thuộc, xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng của nước ta đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Đúng

B. Tự luận

Câu 1 trang 51 sách bài tập Lịch Sử 6: Theo em, những phong tục, tập quán nào của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay?

Lời giải:

- Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là:

+ Tục ăn trầu.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.

Câu 2 trang 52 sách bài tập Lịch Sử 6: Có nhận xét cho rằng, trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt chỉ như một toà nhà thay đổi bề ngoài mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến này.

Lời giải:

- Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt có những thay đổi, mới mẻ (như bề ngoài của một ngôi nhà được sơn, trang trí mới) nhưng không bị thay đổi bản chất bên trong (như cấu trúc kèo, cột vững chắc bên trong của ngôi nhà). Việc người Việt vẫn nói tiếng Việt, duy trì những phong tục, tập quán của riêng mình như: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,... cho thấy sức sống mãnh liệt, bền vững của văn hoá dân tộc.

Câu 3 trang 52 sách bài tập Lịch Sử 6: Đọc đoạn tư liệu sau về lời tâu của viên quan đô hộ người Hán: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được” Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì?

Lời giải:

- Đoạn tư liệu trên cho thấy: Nước Việt không không phải là Hán, có truyền thống văn hoá, tập quán riêng, nước lớn (Hán) không thể áp đặt cách cai trị theo cách của họ. Đây là một minh chứng cho truyền thống “bất khuất - không chịu cúi đầu” của dân tộc Việt.

Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.

+ Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì.

+ Các phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen… vẫn được duy trì.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

- Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

- Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

- Đạo giáo, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

- Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc.

Đánh giá

0

0 đánh giá