Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 8. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 8 Cánhd diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn… Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.
Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Tản văn
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3. Luận đề của văn bản trên là gì?
A. Điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
B. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại
C. Mỗi người phải cố gắng từng ngày
D. Điều kì diệu trong cuộc sống là đạt tới thành công
Câu 4. Đoạn văn thứ hai được triển khai theo cách nào?
A. Hỗn hợp
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Song song
Câu 5. Biện pháp tu từ nổi bật nào được dùng trong câu văn " Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống"?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Liệt kê
Câu 6. Câu văn "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi." đóng vai trò gì trong đoạn văn?
A. Bằng chứng
B. Lí lẽ
C. Luận điểm
D. Luận đề
Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó”.
Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về sự cho và nhận trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận văn học
B. Nghị luận xã hội
C. Ký
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 3. Câu văn Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?
A. Hỗn hợp
B. Diễn dịch
C. Song hành
D. Quy nạp
Câu 5. Câu văn Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống có vai trò gì?
A. Câu nêu luận đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Câu nêu lí lẽ
D. Câu nêu bằng chứng
Câu 6. Đâu không phải là điều cần làm trước mắt mà tác giả đã nêu trong đoạn trích?
A. Trau dồi kĩ năng sống
B. Tích lũy tri thức
C. Xây dựng các chuẩn mực cho bản thân
D. Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm
Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
B. Nghị luận xã hội |
0,5 điểm |
Câu 2 |
A. Nghị luận |
0,5 điểm |
Câu 3 |
C. So sánh |
0,5 điểm |
Câu 4 |
B. Diễn dịch |
0,5 điểm |
Câu 5 |
C. Câu nêu lí lẽ |
0,5 điểm |
Câu 6 |
A. Trau dồi kĩ năng sống |
0,5 điểm |
Câu 7 |
– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu: + đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…; + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường… |
1,0 điểm |
Câu 8 |
– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. – Lí giải hợp lí, thuyết phục. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thái độ sống tích cực. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực. 2. Thân bài a. Giải thích Thái độ sống tích cực: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. b. Phân tích - Biểu hiện của người có thái độ sống tích cực: Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân. Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước mỗi khó khăn thử thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. - Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: Thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã. 3. Kết bài Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của thái độ sống tích cực; đồng thời rút ra bài học cho bản thân. |
4,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
Kia như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh.
Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?
Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.
Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.
Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.
( Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Xác định các trợ từ được sử dụng trong câu sau: “Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.”
A. Nay, chính, những.
B. Chính, những, cùng
C. Nay, hãy, cùng
D. Nay, lên, cùng, hãy
Câu 3. Từ “hiền” trong câu: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” được hiểu là:
A. Người hiền lành, tư cách đạo đức tốt
B. Người có tài năng vượt trội
C. Người vừa có đức vừa có tài
D. Nhân tài của đất nước.
Câu 4. Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích gì?
A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn
B. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước
C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước
D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn
Câu 5. Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?
A. Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.
B. Người hiền tự giấu mình, không về với thiên tử là trái ý trời
C. Người hiền có thể trở thành thiên tử
D. Đáp án A và B
Câu 6. Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:
A. Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng
B. Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng
C. Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước
D. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử
Câu 7. Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung gì?
A. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.
B. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời
C. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có
D. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
Câu 8. Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:
A. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
B. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
C. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước
D. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan
Câu 9. Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
Câu 10. Qua bài chiếu, em có nhận xét gì về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Câu 1 - B | Câu 2 - A | Câu 3 - C | Câu 4 - D |
Câu 5 - A | Câu 6 - D | Câu 7 - D | Câu 8 - A |
Câu 9 (1.0 điểm)
Nghệ thuật lập luận trong văn bản: Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.
Câu 10 (1.0 điểm)
Tư tưởng của vua Quang Trung thể hiện chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân.
- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.
- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.
→ “Chiếu cầu hiền” không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó là chính sách chiêu mộ nhân tài có từ thời nhà Lí.
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở đoạn |
0,5 |
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận: Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. |
Thân đoạn |
2,5 |
Giải thích vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. → Khẳng định: con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Phân tích, chứng minh – Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. – Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp. – Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống. Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến. Bàn luận mở rộng Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích. Bài học và liên hệ bản thân. |
Kết đoạn |
0,5 |
- Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |