Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 8. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
VĂN HAY
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép nhưng cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được.
(Theo Truyện cười những chàng ngốc, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện cười
B. Truyện ngụ ngôn
C. Hài kịch
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 3. Trong câu chuyện, lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì?
A. Ngăn cản
B. Khuyên
C. Đề nghị
D. Khen
Câu 4. Ở lượt lời thứ nhất, bà đồ tỏ ý khen văn chương của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?
A. Ca tụng tài năng văn chương của chồng
B. Ngưỡng mộ tài năng văn chương của chồng
C. Chê văn ông viết dở, chỉ tốn giấy mực
D. Đả kích văn chương của ông
Câu 5 (1,0 điểm) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
Câu 6 (1,0 điểm) Nhân vật người vợ được khắc họa qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
Câu 7 (1,0 điểm) Tác giả dân gian đã tạo tiếng cười cho truyện bằng cách nào?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận về lối sống vô cảm trong cuộc sống hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
(Sưu tầm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận xã hội
B. Nghị luận văn học
C. Văn bản thông tin
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 3. Chủ đề của văn bản trên là gì?
A. Sự tử tế
B. Tinh thần tương thân tương ái
C. Tinh thần vượt khó
D. Tình thần đoàn kết
Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai dưới hình thức nào?
A. Quy nạp
B. Song hành
C. Hỗn hợp
D. Diễn dịch
Câu 5. Câu văn Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận đóng vai trò gì?
A. Câu nêu uận đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Câu nêu bằng chứng
D. Câu nêu lí lẽ
Câu 6 (0,5 điểm) Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì?
Câu 7 (1,0 điểm) Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?
Câu 8 (1,0 điểm) Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
A. Nghị luận xã hội |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Nghị luận |
0,5 điểm |
Câu 3 |
B. Tinh thần tương thân tương ái |
0,5 điểm |
Câu 4 |
D. Diễn dịch |
0,5 điểm |
Câu 5 |
C. Câu nêu bằng chứng |
0,5 điểm |
Câu 6 |
Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thắm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật. |
1,0 điểm |
Câu 8 |
Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc. - Cả bè hơn cây nứa. - Góp gió thành bão - Hợp quần gây sức mạnh. - Lá lành đùm lá rách - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. - Thương người như thể thương thân.. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: - Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. 2. Thân bài: * Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái? - Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người. * Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái? - Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương. - Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn. - Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể. - Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta. * Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào? - Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp: + Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,.. + Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,… + Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,… - Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng. * Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. * Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác. 3. Kết bài: - Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người. - Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay. |
4,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
BÁC ƠI Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Con lại lần theo lối sỏi quen
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi |
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Bác sống như trời đất của ta
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Bác vui như ánh buổi bình minh
Bác để tình thương cho chúng con ( Tố Hữu, Ra trận, NXB Văn học, 1972)
|
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ tự do
C. Thơ 7 chữ
D. Thơ 8 chữ
Câu 2. Em hiểu sắc thái tình cảm của người nói thể hiện qua từ “đi” trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” là gì?
A. Giảm bớt cảm giác đau buồn, mất mát, giúp câu thơ trở nên nhẹ nhàng hơn.
B. Sắc thái lịch sự, nhã nhặn
C. Thân mật, gần gũi
D. Lễ phép, kính trọng
Câu 3. Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ “Bác ơi” là:
A. Biết ơn, ngợi ca công lao của Bác với đất nước nhân dân.
B. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả trước giờ phút tiễn đưa Bác.
C. Tự hào của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả khi về thăm lại nhà Bác.
Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ sau là gì?
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”
A. Thể hiện nỗi buồn đau của dân tộc trước sự ra đi của Bác
B. Thể hiện nỗi buồn đau của nhà thơ trước sự ra đi của Bác
C. Diễn tả khung cảnh bi thương và sự đau xót của toàn dân tộc trước sự ra đi của Bác
D. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày đưa tiễn Bác.
Câu 5. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
A. Cảm xúc nhớ thương, đau xót khi Bác ra đi.
B. Đau xót, chưa muốn tin vào sự thật Bác ra đi.
C. Tiếng gọi Bác từ sự đau xót, tiếc thương khi Bác ra đi.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6. Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”
B. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...”
C. “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”
D. “Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”
Câu 7. Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bác ơi!”?
A. Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng.
B. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến.
C. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ.
Câu 8. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Trả lời câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. Em hiểu câu thơ “Bác sống như trời đất của ta” như thế nào?
Câu 10.Từ bài thơ trên, em rút ra bài học gì về cách biểu đạt cảm xúc khi tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ?
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Câu 1 - C | Câu2 - A | Câu 3 - B | Câu 4 - C |
Câu 5 - B | Câu 6 - D | Câu 7 - D | Câu 8 - A |
Câu 9 (1.0 điểm)
- “Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả.
- Câu thơ đã ca ngợi công lao và trái tinh yêu thương của Bác, khẳng định sự trường tồn bất diệt của Bác với đất nước, nhân dân.
- Câu thơ gửi gắm niềm yêu kính, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như nhân dân ta đối với Bác
- với đất nước, nhân dân.
Câu 10 (1.0 điểm)
- Biểu đạt cảm xúc trực tiếp trước sự việc, con người, câu chuyện được nói tới bằng các từ ngữ như thán từ “Chao ôi, Than ôi, thay, sao…: hoặc các động từ như xúc động, đau, buồn, vui, …
- Biểu đạt cảm xúc gián tiếp qua thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên, con người hoặc các biện pháp tu từ, …
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích. |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở đoạn |
0,5 |
Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc về bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. |
Thân đoạn |
2,5 |
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của dạng bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đã đọc. - Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. - Nêu rõ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng trong em khi đọc bài thơ đó. - Lí giải được tại sao em có cảm xúc đó (Tham khảo bài viết mẫu.) |
Kết đoạn |
0,5 |
- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày. |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |
Bài viết mẫu
(Nguồn: sưu tầm)
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.