Giải SGK Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập Chương 3

3.4 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Ôn tập Chương 3 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh 11 Ôn tập Chương 3 từ đó học tốt môn Sinh 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Ôn tập Chương 3

B. Bài tập

Bài tập 1 trang 156 Sinh học 11: Hãy cho biết các loài động vật trong Hình 1 có kiểu phát triển gì? Dựa vào đâu để nhận biết kiểu phát triển đó?

Hãy cho biết các loài động vật trong Hình 1 có kiểu phát triển gì?

Lời giải:

- Hình a – Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

- Hình b – Phát triển không qua biến thái.

- Hình c – Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

- Dựa vào đặc điểm hình thái và cấu tạo của ấu trùng hoặc con non nở ra từ trứng hay mới sinh ra so với đặc điểm của con trưởng thành để nhận biết các kiểu biến thái.

Bài tập 2 trang 156 Sinh học 11: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp để ngăn không cho cây mía ra hoa. Hãy cho biết:

Lời giải:

a. Việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mía. Do khi mía ra hoa sẽ làm hạn chế chiều cao của cây, cây mía bị ruột rỗng làm giảm năng suất và hàm lượng đường, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế.

b. Các biện pháp để ức chế cây mía ra hoa:

- Biện pháp thời vụ: Bố trí thời vụ thích hợp để tránh trổ cờ, tùy từng vùng mà bố trí cho thích hợp, ví dụ như vùng Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ: Vụ đông xuân: trồng tháng 11 đến tháng 12, vụ hè thu: trồng tháng 6 đến tháng 7.

- Rút nước gây hạn: Thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa sẽ không hình thành được, ức chế sự ra hoa.

- Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: Bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. Đạm được bón trước cảm ứng mầm hoa ít nhất 10-15 ngày. Tăng đạm kết hợp với gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng tới sản lượng.

- Cắt lá ngọn: phần ngọn và lá xanh trên ngọn là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa. Chính vì thế, chặt bớt lá ngọn và lá xanh vào giữa tháng 8 và tháng 9 cũng làm giảm trổ cờ.

- …

Bài tập 3 trang 156 Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi.

Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Hoa cúc trồng được quanh năm, nếu muốn có hoa để bán vào dịp Tết Dương lịch (tháng 12 và tháng 1), người ta phải trồng hoa vào vụ Thu Đông (tháng 8 và 9). Hoa cúc nở vào mùa thu. Do đó, người ta đã sử dụng ánh sáng để làm chậm sự ra hoa của cúc: Dùng bóng điện loại 100 W treo cách ngọn cây khoảng 50 – 60 cm (với mật độ 1 bóng/ 10 m2). Hằng ngày, chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, liên tục trong khoảng một tháng sẽ làm cây không phân hóa mầm hoa và không nở sớm.

a. Người ta đã ứng dụng nhân tố nào để chi phối sự ra hoa của cây?

b. Dựa trên cơ sở khoa học nào mà người ta có thể làm chậm quá trình ra hoa ở cây cúc?

Lời giải:

a. Người ta đã ứng dụng nhân tố ánh sáng để chi phối sự ra hoa của cây.

b. Người ta có thể làm chậm quá trình ra hoa ở cây cúc dựa trên cơ sở của hiện tượng quang chu kì. Do hoa cúc thuộc nhóm cây đêm dài (ngày ngắn), ra hoa trong điều kiện đêm dài hơn thời gian tối tới hạn; không ra hoa nếu đêm ngắn hơn thời gian tối tới hạn hoặc chiếu sáng vào ban đêm làm gián đoạn thời gian tối → Chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, liên tục trong khoảng một tháng sẽ làm cây không phân hóa mầm hoa và không nở sớm.

Bài tập 4 trang 156 Sinh học 11: Ngoài tác động kích thích quá trình chuyển hóa, hormone thyroxine (có thành phần chính gồm iodine và amino acid tyrosine) còn có tác dụng gây biến thái ở các loài lương cư. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau đây. Giải thích.

a. Cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc.

b. Nuôi nòng nọc trong môi trường có chứa iodine.

c. Nòng nọc được cho ăn các mảnh mô của tuyến giáp.

Lời giải:

a. Nếu cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc thì nòng nọc sẽ không xảy ra quá trình biến thái. Do cắt bỏ tuyến giáp làm hormone thyroxine không được sản xuất, dẫn đến quá trình biến thái không xảy ra.

b. Khi nuôi nòng nọc trong môi trường có chứa iodine có thể kích thích biến thái ở nòng nọc. Vì iodine là thành phần cấu tạo của hormone thyroxine, do đó cung cấp nguyên liệu để sản xuất hormone → Kích thích biến thái ở nòng nọc thuận lợi. Tuy nhiên, nếu môi trường có nồng độ iodine ở mức cao sẽ ức chế sự phát triển của nòng nọc.

c. Nếu nòng nọc được cho ăn các mảnh mô của tuyến giáp thì không ảnh hưởng tới quá trình biến thái của nòng nọc. Vì hormone là những hợp chất được tạo thành trong cơ thể, do tế bào hoặc tuyến của một bộ phận tiết ra. Do đó, tuyến giáp có chứa hormone thyroxine, tuy nhiên chúng không được hấp thụ qua hệ tiêu hóa của nòng nọc → Không tác động đến quá trình biến thái.

Bài tập 5 trang 156 Sinh học 11: Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21 – 25oC, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11 – 14oC. Hãy cho biết:

a. Tại Việt Nam, vì sao vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc?

b. Một người nông dân đang mong muốn đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam nhằm tăng sản lượng vải thiều ở nước ta. Theo em, việc này có khả thi không? Vì sao?

Lời giải:

a. Tại Việt Nam, vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc vì các tỉnh miền Bắc có điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây vải thiều.

b. Theo em, việc này không khả thi. Vì miền Nam có nhiệt độ cao gần như quanh năm, mùa khô kéo dài, không có mùa đông lạnh. Do đó không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều, đặc biệt điều kiện nhiệt độ không phù hợp cho sự ra hoa của cây vải thiều (nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11 – 14oC).

Bài tập 6 trang 156 Sinh học 11: Ở trẻ em, nhiều trường hợp cơ thể có sự thay đổi thành người trưởng thành sớm hơn bình thường (trước 9 tuổi ở nam và trước 8 tuổi ở nữ).

a. Hiện tượng này được gọi là gì?

b. Cho biết nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh hiện tượng này.

Lời giải:

a. Hiện tượng này gọi là dậy thì sớm. Đây là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu chính của tuổi dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.

b. Nguyên nhân của dậy thì sớm:

+ Do hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.

+ Do u buồng trứng, u tinh hoàn hay do mắc các bệnh lí.

+ Do sự gia tăng tiếp xúc với các hormone giới tính (estrogen, testosterone) qua thức ăn hay kem bôi ngoài.

+ Do béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo.

- Hậu quả của dậy thì sớm:

+ Ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ, dễ làm trẻ thiếu tự tin.

+ Dậy thì sớm có thể làm ảnh hưởng đến chiều cao, làm hạn chế chiều cao của trẻ.

+ Ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, chất lượng học tập của trẻ.

+ Có xu hướng quan hệ tình dục trước tuổi trường thành, gây ra những hậu quả lớn.

+ Đối với trẻ em gái, do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

- Cách phòng tránh:

+ Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh.

+ Rèn luyện thể dục, thể thao, duy trì cân nặng hợp lí.

+ Hạn chế tiếp xúc với các hormone giới tính có trong chai nhựa, hộp nhựa, thuốc trừ sâu,…

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá