Giải SGK Khoa học lớp 4 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Nấm ăn và nấm men trong đời sống

2.2 K

Lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 20 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

Giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Giải Khoa học lớp 4 trang 76

Khởi động trang 76 SGK Khoa học lớp 4: Em đã từng ăn những món ăn nào được chế biến từ nấm? Hãy chia sẻ với bạn về những món ăn đó.

Khoa học lớp 4 trang 76 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Một số món ăn từ nấm mà em đã được ăn:

+ Lẩu nấm.

+ Gà hầm nấm.

+ Nấm xào thịt bò.

+ ...

B/ Câu hỏi giữa bài

1. Một số đặc điểm của nấm được dùng làm thức ăn

Câu hỏi khám phá trang 76 SGK Khoa học lớp 4:

+ Kể tên một số nấm được dùng làm thức ăn và chia sẻ về hình dạng, màu sắc của chúng trong các hình dưới đây.

+ Hãy kể tên một số nấm có ở địa phương em.

Khoa học lớp 4 trang 76 Chân trời sáng tạo

Khoa học lớp 4 trang 76 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau: Một số nấm được dùng làm thức ăn

Hình

Tên nấm

Đặc điểm

2

Nấm đông cô

(Nấm hương)

Mũ nấm màu nâu sẫm, hơi cứng, thân nấm khá cao.

3

Nấm mỡ

Mũ nấm có màu nâu nhạt, thân nấm tròn ngắn

4

Nấm chân dài

Nấm có màu nâu xám, chân nấm dài khoảng từ 3 - 10cm, ban đầu có hình que sau đó lớn dần xuất hiện mũ nấm.

5

Nấm hoàng đế

Thường mọc thành từng chùm, mũ nấm hình bán cầu, dẹt, trơn, kích thước mũ nấm có thể lên đến 20 cm, thân nấm dày, chắc, phình to ở gốc và chiều cao khoảng 8 - 20 cm

6

Nấm đùi gà

Mũ nấm tròn, thân nấm trắng dày to tròn bụ bẫm, thường mọc thành từng chùm..

7

Nấm sò

Mũ nấm khá rộng, mỏng hình vỏ sò hoặc hình quạt. Nấm thường mọc thành từng chùm gồm nhiều tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang.

+ Một số loại nấm khác có ở địa phương em: Nấm rơm, nấm tai mèo (mộc nhĩ), nấm kim châm,...

Thực hành trang 77 SGK Khoa học lớp 4: Em tập làm đầu bếp

Kể tên các nấm ăn và hoàn thành bảng theo gợi ý:

Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Trả lời:

+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Món ăn có thể chế biến

Nấm kim châm

Dài, nhỏ, cao

Trắng

Thịt bò cuộn nấm, lẩu nấm,...

Nấm tai mèo

(Nấm mộc nhĩ)

Mỏng, dẹt

Nâu đậm, tím thẫm

Nem cuốn mộc nhĩ, canh gà miến mộc nhĩ,...

Nấm đùi gà

Cao, tròn, thân to bụ bẫm

Trắng ngà

Nấm đùi gà xào thịt, thịt gà chay từ nấm đùi gà,...

2. Ích lợi của nấm men trong chế biến thực phẩm:

Câu hỏi khám phá trang 78 SGK Khoa học lớp 4:

+ Kể tên một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm trong các hình dưới đây.

+ Nấm men có những ích lợi gì?

Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Trả lời:

+ Một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm là bánh mì, rượu, bia, nước sốt chế biến các món ăn,...

+ Lợi ích của nấm men là: Giúp lên men các thực phẩm, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như đạm, axit amin, vi - ta - min B1, B2,... và các khoáng chất.

Giải Khoa học lớp 4 trang 79

Luyện tập trang 79 SGK Khoa học lớp 4:

+ Hãy ghép tên những sản phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất với mỗi hình cho phù hợp.

Khoa học lớp 4 trang 79 Chân trời sáng tạo

+ Chia sẻ với bạn một số sản phẩm được làm từ nấm men mà gia đình sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Trả lời:

+ Học sinh có thể dựa vào bảng sau để ghép tên những sản phẩm có ứng dụng nấm men trong sản suất:

Hình 10

Rượu cần

Hình 11

Bánh bao

Hình 12

Cơm rượu

+ Một số sản phẩm được làm từ nấm men mà gia đình sử dụng trong đời sống hàng ngày là: Làm dưa chua, làm kim chi, làm cơm rượu, làm rượu,...

Vận dụng trang 79 SGK Khoa học lớp 4: Em tập làm nhà khoa học: “Tìm hiểu tác dụng của nấm men với bột mì”

Chuẩn bị:

+ 200g bột mì, 100ml nước.

+ 15g nấm men.

+ Hai bát to và hai đĩa.

Thực hiện:

+ Chia đều 200g bột mì vào hai bát to.

+ Bát đối chứng: Trộn đều 100g bột mì với 50ml nước, 15g nấm men.

+ Nhào trộn kĩ bột mì, vo tròn khối bột và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. (Lưu ý: Cần thực hiện theo đúng thứ tự: Bát đối chứng trước, bát thí nghiệm sau).

Thảo luận:

+ Quan sát, so sánh kích thước của khối bột mì có trộn nấm men và khối bột mì không trộn nấm men.

+ Giải thích kết quả mà em quan sát được.

Khoa học lớp 4 trang 79 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

+ Khối bột mì trộn nấm men nở to hơn khối bột mì không trộn nấm men.

+ Kết quả mà em quan sát được là do men được ủ khiến bột trở nên phồng xốp và nở to ra.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá