Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 12 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.
Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ
Video giải Công nghệ 7 Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ - Kết nối tri thức
Trả lời:
- Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà: chuồng nuôi làm ở nơi cao ráo, hướng phù hợp, đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; thức ăn đủ bốn nhóm dinh dưỡng; chăm sóc theo từng giai đoạn.
- Biện pháp cơ bản để phòng và trị bệnh cho gà thịt:
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.
+ Đảm bảo mật độ chăn nuôi phù hợp.
+ Tiêm vắc xin đầy đủ và kịp thời.
+ Dùng thuốc để trị bệnh đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng.
I. Chuồng nuôi
Phương pháp giải:
Nên chọn chuồng thông thoáng, đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè để nuôi gà thịt.
Nên chọn chuồng hình a) để nuôi gà thịt. Vì chuồng ở hình a) có tường gạch xây cao, phía trên làm bằng lưới mắt cáo, đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè.
Còn chuồng ở hình b) nằm sát mặt đất, tường gạch xây kín không đảm bảo thông thoáng.
- Lớp độn chuồng: là lớp trấu, dăm bào, mùn cưa,… dày từ 10 đến 15 cm.
- Lớp sàn thoáng: là lớp cách nền khoảng 50 cm cho gà đậu.
- Vai trò của lớp độn chuồng:
+ Giúp phân giải và hấp thu lượng nước dư thừa từ nước tiểu, phân thải của gà. Thúc đẩy quá trình làm khô nền chuồng bằng cách tăng diện tích bề mặt sàn.
+ Giúp “pha loãng” phân, từ đó hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp giữa phân và gà.
+ Tự tỏa ra nhiệt giữ ấm cho vật nuôi.
+ Có lớp chất độn chuồng, gà sẽ ít bị thối bàn chân và què; lông gà tơi, mượt và sạch hơn; thịt chắc hơn, tồn dư kháng sinh ít hơn.
+ Hạn chế khí hôi, thối; giảm khí độc trong chuồng nuôi.
+ Cải thiện môi trường sống cho gà và người lao động.
- Vai trò của lớp sàn thoáng:
+ Giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật nuôi và chất thải của vật nuôi.
+ Giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng, số lượng vi sinh vật nhờ đó mà giảm đi.
Phương pháp giải:
Học sinh tự sắp xếp thức ăn cho gà vào các nhóm dinh dưỡng: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Máng ăn cho gà: hạn chế không cho gà bới thức ăn tránh rơi vãi gây tốn kém chi phí chăn nuôi.
Máng uống cho gà: quản lí, kiểm soát lượng nước cung cấp cho gà mỗi ngày.
- Hình 12.5a: Máng ăn (phân thành các ngăn để chứa các loại thức ăn khác nhau).
- Hình 12.5b: Máng uống (có một ngăn duy nhất).
III. Chăm sóc cho gà
Phương pháp giải:
Nếu nhiệt độ thích hợp, gà sẽ phân bố đều trên sàn; nếu gà bị lạnh chúng sẽ chụm lại thành đám ở dưới đèn úm; nếu gà bị nóng, chúng sẽ tản ra, tránh xa đèn úm.
- Mức độ thích hợp của nhiệt độ đối với gà trong từng ô úm:
+ Hình a: Nhiệt độ thích hợp (gà phân bố đều trên sàn).
+ Hình b: Nhiệt độ bị lạnh (gà chụm lại thành đám ở dưới đèn úm).
+ Hình c: Nhiệt độ bị nóng (gà tản ra, tránh xa đèn úm).
- Giải pháp để nhiệt độ của các ô úm phù hợp với gà:
+ Phân bố mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi.
+ Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà.
+ Thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cho thích hợp.
Phương pháp giải:
Do ở mỗi giai đoạn từ mới nở đến một tháng tuổi và giai đoạn trên một tháng tuổi, sức đề kháng của gà sẽ ngày càng tốt hơn vì vậy mà việc chăm sóc gà cần được tiến hành với những điểm lưu ý riêng.
- Giai đoạn gà mới nở đến một tháng tuổi:
+ Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận đề gà khoẻ mạnh
+ Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm (úm gà). Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Giai đoạn trên một tháng tuổi:
+ Cần bỏ quây để gà đi lại tự do.
+ Sau hai tháng tuổi, nếu có điều kiện nên thả gà ra vườn hoặc đồi đề gà vận động, ăn khoẻ, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn.
+ Hằng ngày, cần rửa sạch máng ăn và mảng uống để phòng bệnh cho gà.
+ Sau mỗi lứa gà, cần thay lớp độn chuồng và làm vệ sinh nền chuồng sạch sẽ.
IV. Phòng, trị bệnh cho gà
Phương pháp giải:
Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính để đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian; đảm bảo vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều; hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Phòng bệnh thì sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này.
- Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh.
- Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.
V. Một số bệnh phổ biến ở gà
Các loại thuốc để trị bệnh tiêu chảy cho gà: ANIMOXCOL, COLI MOX S500, AMOXI- ONE, COLI 4800, DICLACOX 3.0.
- ANIMOXCOL – Đặc trị các bệnh đường tiêu hóa
+ Thành phần: Amoxiclintrihydrat 20%, Colistinsulphat 120.000.000 UI, BMD 100g.
+ Công dụng: Có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa mới xảy ra trên đàn gà.
+ Liều dùng: 1g/10kgP tương đương 1g/2l nước uống. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/2 lít nước).
- COLI MOX S500 - Đặc trị tiêu chày phân trắng phân xanh, viêm ruột hoại tử
+ Thành phần: Đây là sản phẩm Amoc 50% với thành phần bao gồm Amoxiclintrihydrat 500g, Colistin 1.250.000.000 UI và acid Clavulanic 100g.
+ Công dụng: Điều trị các bệnh viêm ruột hoại tử, Ecoli kéo màng, tiêu chày cấp…
+ Liều dùng; 1g/30 - 35kgP tương đương 6- 7 lit nước (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/6-7 lít nước).
- AMOXI- ONE – Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây ra bởi các loại vi khuẩn
+ Thành phần: Sản phẩm được nhập khẩu từ Italia được sản xuất tại nhà máy Vetoquinol. Với công nghệ hạt NaNo và công nghệ Bóc tách kháng sinh giúp thuốc thẩm thấu tốt và cho tác dụng điều trị cao. Thành phần chính của siêu phẩm này là Amoxicilin Trihydrat 800mg.
+ Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như Ecoli, Salmonella,… gây tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân xanh, Viêm ruột hoại tử, Coryza, Thương hàn,…
+ Liều dùng: 1g/ 40- 60kgP tương đương 8- 12 lit nước. Liều điều trị 1g/ 35- 40kgP. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/8-12 lít nước).
- COLI 4800 – Đặc trị các bệnh trên đường tiêu hóa
+ Thành phần: Trong sản phẩm có chứa Colistin Sulphate 4.800.000.000 UI.
+ Công dụng: Đặc trị ỉa chảy, viêm ruột cấp tính và mãn tính, tụ huyết trùng, viêm dạ dày ruột.
+ Liều dùng : 1g/2-4 kg thức ăn hoặc 4- 8 lit nước. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/4-8 lít nước).
- DICLACOX 3.0 – Đặc trị bệnh Cầu trùng
+ Thành phần: Bao gồm Diclazuril 25g, vitamin K3, Vitamin C,…
+ Công dụng: Sản phẩm có tác dụng cắt đứt vòng đời của Cầu trùng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Liều dùng: 1ml/ 5 lit nước uống tương đương 1ml/ 25kgP. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/5 lít nước).
Phương pháp giải:
Một số bệnh phổ biến ở gà:
- Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm.
- Bệnh ORT – Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bệnh thương hàn – Bệnh phổ biến của gà công nghiệp, gà đẻ.
- Bệnh đầu đen – Bệnh lý trên manh tràng và gan của gà.
- Bệnh IB – Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
Một số chủng cúm gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam và phòng tránh lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người:
Cúm A H5N1, Cúm A H5N8, Cúm A H7N9, Cúm A H5N6.
- Một số chủng cúm gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam: Cúm A H5N1, Cúm A H5N8, Cúm A H7N9, Cúm A H5N6.
- Cách phòng tránh lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người.
+ Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
+ Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
+ Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
+ Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
- Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên.
- Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước.
- Xung quanh chuồng xây tường bao cao, phần còn lại căng lưới hoặc đan phên tre.
Theo em, khi làm chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ cần chú ý những vấn đề:
- Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên với kích thước: chiều rộng 6 – 9 m, chiều cao tính từ đầu kèo tới mặt nền chuồng 3 – 3,5m, chiều dài tùy ý nhưng ngăn thành ô, đảm bảo mỗi ô có thể nuôi từ 500 – 1000 gà có độ tuổi 4 - 5 tháng. Mái chuồng lợp các vật liệu (ngói, tôn, lá tùy ý).
- Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước khi rửa nền sau khi bán gà. Xung quanh chuồng xây tường bao cao 40cm, phần còn lại căng lưới B40 hoặc đan phên tre để có độ thoáng, bên ngoài căng bạt che gió và chắn mưa hắt. Có hiên rộng 1 - 1,2m, trước hiên làm rãnh nước. Phía trước mỗi cửa ra vào xây hố sát trùng.
- Diện tích chuồng đảm bảo nuôi nhốt được khi không thể thả gà ra ngoài với mật độ nuôi từ 6 - 7 con/m2 (nuôi 1000 gà thì phải có diện tích chuồng rộng từ 150 – 170m2).
- Nếu nuôi gối 1,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng, nuôi gối 2,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng.
A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá.
B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải.
C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo.
D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang.
Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc, cám gạo
cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc, cám gạo
cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bởi vì có đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Bốn loại nguyên liệu (thuộc bốn nhóm dinh dưỡng) có sẵn trong địa phương em phù hợp để làm thức ăn cho gà:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Bài 13: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình
Bài 14: Giới thiệu về thủy sản