Giải SGK Sinh học 11 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1.9 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 19 từ đó học tốt môn Sinh 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mở đầu trang 128 Sinh học 11: Quan sát một cây con hoặc một con gà con và trả lời câu hỏi: Bằng cách nào mà cây hoặc con gà lớn lên? Khi nào thì cây ra hoa? Khi nào thì con gà con biết gáy? Sự trưởng thành của chúng bị chi phối bởi các yếu tố nào?

Lời giải:

- Cây hoặc con gà lớn lên là nhờ quá trình sinh trưởng làm tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.

- Khi đã đạt được một kích thước nhất định và có những điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng,…) thì cây sẽ ra hoa.

- Còn ở con gà, khi chúng lớn lên thành cơ thể trưởng thành và chuẩn bị đến tuổi thành thục sinh dục, chúng sẽ biết gáy.

- Sự trưởng thành của chúng bị chi phối bởi các yếu tố như: Yếu tố di truyền, các hormone và môi trường sống (nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, …).

I. Khái niệm sinh trường và phát triển ở sinh vật

Câu hỏi 1 trang 128 Sinh học 11: Quan sát Hình 19.1 và rút ra nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa.

Quan sát Hình 19.1 và rút ra nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

Lời giải:

Nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật có sự gia tăng chiều cao và kích thước của cây, có sự phân hóa và phát sinh các cơ quan, hình thành các cơ quan có chức năng chuyên hóa.

Câu hỏi 2 trang 129 Sinh học 11: Hãy tìm thêm một số ví dụ về dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Lời giải:

- Một số ví dụ về dấu hiệu của sự sinh trưởng ở sinh vật:

+ Ở cá chép, năm thứ nhất dài khoảng 17,3 cm, nặng 0,3 – 0,5 kg/con; năm thứ hai dài khoảng 20,6 cm, nặng 0,7 – 1 kg/con.

+ Cây lạc cao từ 2 cm lên 4 cm.

- Một số ví dụ về dấu hiệu của sự phát triển ở sinh vật:

+ Ở cây cà chua, phôi phân hóa thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và thành cây con.

+ Nòng nọc nở ra từ trứng, sau 4 – 5 tuần, chúng mọc răng, rụng mang và mọc chân.

Luyện tập trang 129 Sinh học 11: Hãy tìm thêm ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau.

Lời giải:

Ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau:

- Cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì mới ra nụ, nụ lớn lên thành hoa.

- Ở động vật, trước tuổi phát dục sinh trưởng rất nhanh, sau tuổi phát dục sinh trưởng sẽ chậm lại.

II. Vòng đời và tuổi thọ của sinh vật

Câu hỏi 3 trang 130 Sinh học 11: Quan sát các Hình 19.2, 19.3 và mô tả vòng đời của cây thông và của muỗi.

Quan sát các Hình 19.2 19.3 và mô tả vòng đời của cây thông và của muỗi

Lời giải:

- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn: cây non, cây trưởng thành, nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử và phôi trong hạt.

- Vòng đời của muỗi trải qua các giai đoạn: Từ trứng ở thành ấu trùng; ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành nhộng; nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành; muỗi trưởng thành tiếp tục tham gia vào quá trình sinh sản để đẻ trứng.

Câu hỏi 4 trang 130 Sinh học 11: Hãy quan sát một số người cao tuổi ở địa phương và cho biết nguyên nhân giúp họ sống lâu.

Lời giải:

Một số nguyên nhân giúp họ sống lâu:

- Ăn uống đầy đủ, khoa học; ăn nhiều trái cây, rau củ,…

- Sống trong môi trường sạch sẽ, hạn chế ô nhiễm.

- Thường xuyên luyện tập thể dục, có thái độ sống tích cực.

- Khám sức khỏe định kì, phòng chữa bệnh kịp thời.

- …

Câu hỏi 5 trang 131 Sinh học 11: Hãy tìm thêm các ví dụ ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.

Lời giải:

Các ví dụ ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn:

- Tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm. Cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá.

- Khi trồng lúa nước, ở giai đoạn mạ cần tưới đủ nước, giai đoạn làm đòng cần tưới nhiều nước để tạo hạt, giai đoạn lúa chín vàng cần tháo cạn nước trong ruộng.

- Sử dụng thuốc diệt sâu bướm phá hoại cây xanh.

Vận dụng trang 131 Sinh học 11: Hãy phân tích các yếu tố chi phối tuổi thọ của con người và đề xuất những biện pháp cụ thể để giúp kéo dài tuổi thọ.

Lời giải:

* Các yếu tố chi phối tuổi thọ của con người:

- Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền có tác động đến tuổi thọ của con người, tuổi thọ liên quan mật thiết đến gene, tầm vóc, thể trạng, bệnh tật có thể di truyền qua gene.

- Yếu tố bên ngoài: Các yếu tố môi trường sống có tác động lớn đến tuổi thọ của con người. Các yếu tố như chế độ ăn uống, luyện tập, môi trường sống, lối sống,… đều gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, các vấn đề sức khỏe,… của cơ thể, do đó tác động kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ.

* Các biện pháp giúp kèo dài tuổi thọ:

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, khoa học; ăn đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt;…

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; các chất độc hại; thuốc trừ sâu, bụi phóng xạ;…

- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

- Có lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan; hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…

- Khám sức khỏe định kì, phòng chữa bệnh kịp thời.

- …

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá