Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 7: Gió vườn | Chân trời sáng tạo

5.5 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Gió vườn sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 7: Gió vườn

Đọc: Gió vườn trang 65, 66, 67

Khởi động

Câu hỏi 1 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Giải câu đố:

a. Sinh ra từ mặt trời hồng

Cho cây xanh lá, cho bừng sắc hoa

Là gì?

b. Mênh mông không sắc, không hình

Gợn trên sóng nước, rung rinh lúa vàng.

Là gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Trả lời:

a. Ánh nắng mặt trời.

b. Gió

Câu hỏi 2 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Nói về một hiện tượng em tìm được ở bài tập 1. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Gió được hình thành bởi các luồng không khí chuyển động trong không gian với quy mô lớn. Trên Trái Đất, gió là những luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. Còn trong không gian, gió Mặt Trời là các chất khí hoặc các hạt tích điện chuyển động từ Mặt Trời vào không gian. Gió hành tinh là hiện tượng xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh vào không gian.

Bài đọc

Đọc bài thơ:

Gió vườn

Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể chuyện xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua,

Gió vẽ lên mái tranh nhà

Một làn khói bếp giúp bà nấu cơm,

Gió thức từ sớm tinh sương

Gió đem mưa đến tưới vườn cho ông,

Gió yêu nhất buổi rạng đông

Con chim dậy hót. Nắng hồng. Trời xanh

Gió vườn chăm chỉ hiền lành

Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.

Gió đi từ một góc vườn

Thổi ra trời rộng bốn phương bạn bè.

Lê Thị Mây

Câu hỏi 1 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Gió thân thiết với mỗi sự vật dưới đây như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài thơ để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

- Gió nhấc cửa sổ mở suốt ngày.

- Gió lắc cành cây cổ thụ.

- Gió thổi hương hoa tặng ong bướm.

Câu hỏi 2 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để trả lời.  

Trả lời:

- Gió giúp bà nấu cơm.

- Gió giúp ông đem mưa tưới vườn.

Câu hỏi 3 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Gió yêu nhất buổi nào trong ngày? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

- Gió yêu nhất buổi rạng đông. 

- Vì buổi rạng đông có tiếng chim hót, có nắng hồng và cảnh trời xanh.

Câu hỏi 4 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Theo em, vì sao nói gió " Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn."?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Trả lời:

Vì tác giả ví gió cũng như một đứa trẻ phải học hỏi dần, giúp đỡ ông bà bố mẹ để trưởng thành để lớn khôn.

Câu hỏi 5 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Trả lời:

Hai dòng thơ cuối muốn nói rằng gió khi còn nhỏ chỉ thổi quanh góc vườn khi mà gió trưởng thành gió sẽ thổi ra trời rộng quen biết nhiều bạn bè nhiều điều mới lạ hơn.

Đọc mở rộng

Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương

a. Tìm đọc một bài văn viết về:

b. Ghi chép những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp vào Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Bài văn đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào các bài đã học để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a. Bài thơ "Bàn tay mẹ" - Nguyễn Thị Xuyến

b. Nhật kí đọc sách:

- Những từ ngữ hay: bàn tay mẹ, yêu nhất, rám nắng, gầy gầy, xương xương.

- Những hình ảnh đẹp: 

- Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm

- Mẹ tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.

- Đôi bàn tay rám nắng

- Các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.

c. Chia sẻ với bạn về tình cảm suy nghĩ khi đọc bài văn: Qua bài văn, mình cảm nhận được đôi bàn tay của mẹ - đôi bàn tay với những vết chai sạn vì những ngày mưu sinh vất vả. Bao nhiêu là công việc từ đơn giản đến khó khăn, nhọc nhằn, đôi bàn tay ấy cũng chưa bao giờ từ. Mình luôn tự hào và hãnh diện vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương ấy. Từng ngày từng giờ, mình luôn nỗ lực hết mình, để có thể đỡ đần được cho mẹ, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Để đôi bàn tay dịu dàng của mẹ mãi bên cạnh mình.

Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ trang 67, 68

Câu hỏi 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Xếp tính từ có trong đoạn thơ dưới đây vào hai nhóm:

a. Tính từ chỉ màu sắc

b. Tính từ chỉ hình dáng 

Hoa cà tim tím

Hoa mướp vàng vàng

Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa.

Hoa vừng nho nhỏ

Hoa đỗ xinh xinh

Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trong gió.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a. Tính từ chỉ màu sắc: tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh

b. Tính từ chỉ hình dáng: nho nhỏ

Câu hỏi 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm 1 - 2 từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hương thơm của mỗi loại hoa trong hình.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

- Hoa sen: trắng hồng, thoang thoảng

- Cẩm tú cầu: tròn, xanh biếc

Câu hỏi 3 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm tính từ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi *.

a. Những cơn gió * thổi.

b. Dòng thác xối * từ trên cao xuống.

c. Trong bữa cơm tối, mọi người cười nói *.

d. Trên bầu trời, những đám mây * trôi.

e. Trong nôi, em bé ngủ *.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a. Những cơn gió ào ào thổi 

b. Dòng thác xối xả từ trên cao xuống

c. Trong bữa cơm tối, mọi người cười nói vui vẻ.

d. Trên bầu trời những đám mây nhẹ nhàng trôi.

e. Trong nôi, em bé ngủ ngon lành.

Câu hỏi 4 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Sử dụng ít nhất ba tính từ để nói 2 - 3 câu theo một trong các nội dung dưới đây: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Trả lời:

Em có một người bạn rất thân. Bạn ấy tên là Mai, tên ở nhà thường gọi là Mít. Bận ấy rất hiền lành và tốt bụng. Đam mê của bạn ấy là nấu ăn. Tương lai bạn ấy muốn trở thành một cô giáo giỏi.

Viết: Viết báo cáo thảo luận nhóm trang 68, 69

Câu hỏi 1 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc báo cáo sau và thực hiện yêu cầu: 

a. Xác định các phần của báo cáo:

- Phần đầu

- Phần chính

- Phần cuối

b. Phần chính của báo cáo có mấy nội dung? Đó là những nội dung gì?

Phương pháp giải:

Em đọc báo cáo và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a. Các phần của báo cáo:

Phần đầu: "Báo cáo thảo luận Nhóm Sơn ca" đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11"

Phần chính: Thời gian đến 16 giờ cùng ngày.

Phần cuối: Còn lại

b. Phần chính của báo cáo gồm 4 nội dung. Đó là: thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung thảo luận.

Câu hỏi 2 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết báo cáo cho một buổi thảo luận của nhóm em.

Gợi ý:

a. Xác định nội dung thảo luận 

Sơ kết tháng thi đua, Bàn về việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,?

b. Trình bày báo cáo

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để làm bài.  

Trả lời:

BÁO CÁO THẢO LUẬN

NHÓM HỌA MI

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng

Nhóm Họa Mi đã tổ chức thảo luận để sơ kết tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua.

1. Thời gian: 14 giờ 30 phút, thứ Hai, ngày 19 tháng 11 năm 2022.

2. Địa điểm: Phòng học lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng

3. Thành phần: 7 thành viên của nhóm

4. Nội dung thảo luận:

Bạn Nguyễn Khánh Vân nêu lí do thảo luận nhóm.

Các bạn đưa ra ý kiến và cả nhóm thống nhất:

Đề nghị khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt trong học tập: Lê Hoài Thương, Trần Ngọc Anh

Đề nghị khen thưởng cá nhân tích cực tham gia các phong trào của trường, của lớp: Đào Thái Sơn.

Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ cùng ngày. 

Thư ký                                                                                      Nhóm trưởng

Lan                                                                                                 Linh

Nguyễn Hương Lan                                                                   Phạm Diệu Linh

Vận dụng

Nói 2 – 3 câu về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc hoặc âm thanh. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào quan sát và hiểu biết để làm bài.  

Trả lời:

Trời nắng chói chang, bỗng từ xa những đám mây đen ùn ùn kéo tới, những hạt mưa bắt đầu đổ xuống. Ngồi bên cửa sổ, nghe tiếng mưa rơi lộp độp, lộp độp thật vui tai. Những hạt mưa mỗi lúc một nặng hạt, mưa phủ trắng xóa cả một bầu trời.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu

Bài 7: Gió vườn

Bài 8: Cây trái trong vườn Bác

Ôn tập giữa học kì 1

Bài 1: Yết Kiêu

Đánh giá

0

0 đánh giá