Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 7: Áp suất chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Áp suất lớp 8.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 7: Áp suất
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời bài C1 trang 25 sgk vật lí lớp 8: Trong số các lực được ghi ở dưới hình 7.3a và b, thì lực nào là áp lực?
Phương pháp giải:
a) Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường là áp lực.
b) Cả 2 lực: Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ đều là áp lực.
Trả lời bài C2 trang 26 sgk vật lí lớp 8: Hãy dựa vào thí nghiệm ở hình 7.4 cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) với trường hợp (2), của trường hợp (1) với trường hợp (3).
Tìm các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1.
Lời giải:
Ta có:
- Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.
- Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.
Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.
Ta có bảng 7.1: Bảng so sánh
Trả lời bài C3 trang 26 sgk vật lí lớp 8: Chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận dưới đây :
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực …(1)… và diện diện tích bị ép …(2)…
Lời giải:
(1) càng mạnh.
(2) càng nhỏ.
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện diện tích bị ép càng nhỏ.
Trả lời bài C4 trang 27 sgk vật lí lớp 8: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.
Phương pháp giải:
Trong đó:
+ là áp suất ()
+ là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích (N)
Do đó, để làm tăng, giảm áp suất ta phải tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
- Ví dụ : Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn (dao càng dễ cắt gọt các vật).
Trả lời bài C5 trang 27 sgk vật lí lớp 8: Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này?
Phương pháp giải:
- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép:
trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích S.
- So sánh:
+ Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:
+ Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là:
Như vậy, áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang nhỏ hơn áp suất của ô tô. Do đó xe tăng chạy được trên đất mềm.
- Máy kéo nặng nề hơn ô tô lại chạy được trên nền đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ô tô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây bởi trọng lượng của ô tô lớn hơn.
Lý thuyết Bài 7: Áp suất
1. Áp lực
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Ví dụ: Trong hình 7.3a SGK thì trọng lượng của máy kéo là áp lực, trong hình 7.3b SGK thì lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ đều là áp lực.
2. Áp suất
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức .
Chú ý:
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
3. Đơn vị của áp suất
Paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).
Lưu ý:
- Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: . Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: .
- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bởi một cột thủy ngân cao : .
Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.
Sơ đồ tư duy về áp suất - Vật lí 8
1. Mục tiêu
- Hiểu được áp suất là gì?
- Thực hiện được thí nghiệm
2. Chuẩn bị
- 2 cốc thủy tinh
- 1 cây nến
- Màu thực phẩm
- 1 chiếc đĩa
- Bật lửa
3. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Cho nến dính vào đĩa và đốt nến cho cây nến cháy
Bước 2: Cho màu thực phẩm vào cốc nước để dễ quan sát
Bước 3: Đổ nước vào đĩa
Bước 4: Úp ngược cốc thủy tinh lên đĩa chứa cây nến
4. Hiện tượng và giải thích hiện tượng
a. Hiện tượng
Nước trong đĩa nến dâng lên trong cốc
b. Giải thích hiện tượng
- Khi úp cốc lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong cốc lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc
- Khi nến bắt đầu lụi dần, nhiệt độ không khí trong cốc giảm xuống, không khí co lại và chiếm ít không gian trong cốc hơn. Cộng thêm sự mất một lượng không khí lúc đầu dẫn đến áp suất trong cốc giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước trong cốc chiếm chỗ
- Nước ngừng dâng khi áp suất trong và ngoài được cân bằng.