Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

17.8 K

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế lớp 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Kinh tế 10 Bài 8 từ đó học tốt môn KTPL 10.

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Mở đầu

Mở đầu trang 44 KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và chia sẻ hiểu biết của mình về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm được mô tả.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Quan sát tranh và nêu hiểu biết của mình về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản chè khô đóng gói.

Trả lời:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản chè khô đóng gói đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cơ sở sản xuất, giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh thu được lợi nhuận, góp phần phát triển nền kinh tế chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh này còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập. Hơn thế nữa, việc sản xuất ra sản phẩm chè khô đóng gói đã phục vụ nhu cầu uống trà của người tiêu dùng.

Khám phá 

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 2) - Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A là gì?

- Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị gì cho Công ti A và xã hội?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A.

- Nêu giá trị (vai trò) của hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ti A và xã hội.

Trả lời:

- Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti A

+ Có hệ thống dây chuyền máy móc, nhà xưởng cùng công nghệ hiện đại.

+ Lao động có tay nghề cao

- Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị cho Công ti A và xã hội:

+ Thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng

+ Một lượng lớn người lao động có việc làm ổn định

+ Đóng góp sự tăng trưởng kinh tế địa phương

+ Các đơn vị cùng ngành khác có nguồn nguyên vật liệu uy tín

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Nêu những đặc điểm và hiệu quả của mô hình hộ sản xuất kinh doanh trên.

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu đặc điểm của mô hình sản xuất kinh doanh trên.

- Xác định những hiệu quả mà mô hình sản xuất kinh doanh trên mang lại.

Trả lời:

- Đặc điểm của mô hình sản xuất kinh doanh trên

+ Là đơn vị kinh tế tự chủ của cá nhân.

+ Chủ yếu hoạt động nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt và tham gia hoạt động phi nông nghiệp khác.

+ Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ chủ yếu ở mức gia đình và trang trại.

+ Khả năng quản lý ban đầu còn rất nhiều hạn chế xong được tích lũy qua kinh nghiệm hoặc học hỏi.

- Hiệu quả mà mô hình sản xuất kinh doanh trên mang lại.

+ Sản lượng đàn lợn, hồ cá, gà vịt, xoài tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế cao.

+ Tạo công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho 6 nhân công ở địa phương.

Câu hỏi trang 46 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

- Hợp tác xã Q và Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M được thành lập theo cách thức nào và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

- Mô hình hợp tác xã có ưu điểm như thế nào so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp 1, 2 và xác định cách thức thành lập và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã Q và Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M.

- Tìm hiểu và so sánh ưu điểm của mô hình hợp tác xã với mô hình hộ sản xuất kinh doanh.

Trả lời:

- Cách thức thành lập và nguyên tắc hoạt động:

* Hợp tác xã Q:

+ Do 38 thành viên tự nguyện thành lập hợp tác với nhau trong lĩnh vực vận tải. Hoạt động của hợp tác xã Q nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên.

+ Nguyên tắc: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

* Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M:

+ Do 4 hợp tác xã cùng nhau hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất nuôi, trồng, chế biến thủy hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên.

+ Nguyên tắc: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

- Ưu điểm so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh

+ Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

+ Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.

+ Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.

+ Được học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các thành viên trong hợp tác xã.

Câu hỏi trang 46, 47 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

 Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

- Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu.  

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và liệt kê các loại hình doanh nghiệp.

- Nêu đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp vừa kể ở trên.

- Tìm hiểu và xác định các ưu, nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh trên.

Trả lời:

- Các loại hình doanh nghiệp:

+ Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, các nhân.

+ Công ti cổ phần: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp nhà nước: gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, được quản lí dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần.

+ Công ti hợp danh: có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ti có thể có thêm thành viên góp vốn.

- Ưu và nhược điểm của các mô hình kinh doanh đã nêu

*Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

+ Ưu điểm: chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty; chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu; cơ cấu tổ chức gọn, linh động.

+ Nhược điểm: việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn; chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn; không được rút vốn trực tiếp.

*Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:

+ Ưu điểm: các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

+ Nhược điểm: việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn; số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.

*Công ti cổ phần:

+ Ưu điểm: mức độ rủi ro của các cổ đông không cao; khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao; việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

+ Nhược điểm: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp; khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế; việc khống chế người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

*Doanh nghiệp tư nhân:

+ Ưu điểm: do chỉ có 1 chủ sở hữu và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp; chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản; chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

+ Nhược điểm: tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn; không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường; không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

*Doanh nghiệp nhà nước:

+ Ưu điểm: thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn; được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế; được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra; có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

+ Nhược điểm: thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án; nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền  kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.

*Công ti hợp danh:

+ Ưu điểm: công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh; việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp hành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo sự tin cậy cho đối tác; ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Nhược điểm: mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao; việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế; thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm; công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

Câu hỏi trang 47, 48 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 6) 

- Mô hình doanh nghiệp của ông T có đặc điểm gì?

- Ông T có những trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào với mô hình kinh doanh của mình?

 Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 7) 

- Công ti của ông A khi cổ phần hóa có đặc điểm gì?

- Mô hình công ti cổ phần có phương thức hoạt động như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp 1 và nêu các đặc điểm của mô hình doanh nghiệp của ông T.

- Tìm hiểu và xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của ông T với mô hình kinh doanh của mình.

- Đọc trường hợp 2 và nêu các đặc điểm của Công ti ông A khi cổ phần hóa.

- Tìm hiểu và xác định phương thức hoạt động của mô hình công ti cổ phần.

Trả lời:

*Trường hợp 1:

- Đặc điểm: Do ông T làm chủ sở hữu; chịu trách nhiệm hoàn toàn về số vốn đã góp, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của ông T

+ Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về số vốn đã góp; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Nghĩa vụ: góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty; tuân thủ điều lệ công ty, xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty; tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty,…

*Trường hợp 2:

- Đặc điểm: Nhân viên được làm cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào, được quyền nhượng cổ phần; được phát hành trái phiếu.

- Phương thức hoạt động: Dựa trên 2 mô hình sau đây:

+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

3. Lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp

Câu hỏi trang 48 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 8) 

- Hãy nêu những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P.

- Cho biết bài học mà em rút ra được qua trường hợp trên.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 9) 

- Nêu những yếu tố tạo nên thành công mà Doanh nghiệp H đạt được.

- Cho biết em học hỏi được điều gì từ thành công của Doanh nghiệp H.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ trường hợp và xác định những yếu tố tạo nên sự thành công trong:

+ Mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P

+ Doanh nghiệp H.

- Qua sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P, thành công của Doanh nghiệp H rút ra một số bài học từ sự thành công ấy.

Trả lời:

*Trường hợp 1:

- Những yếu tố tạo lên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P

+ Linh hoạt nhận biết nhu cầu của thị trường về sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

+ Áp dụng các biện pháp đầu tư cho sản xuất: xây thêm nhà xưởng, tuyển thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên vật liệu.

+ Đa dạng các loại hình tiêu thụ sản phẩm: bán trực tiếp, bán trực tuyến

- Bài học: Cần chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh; lựa chọn những yếu tố phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

*Trường hợp 2:

- Những yếu tố tạo nên thành công mà Doanh nghiệp H đạt được

+ Tận dụng lợi thế vùng miền

+ Áp dụng các biện pháp đầu tư cho kinh doanh: đầu tư các chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ con người nhất là hướng dẫn viên chuyên nghiệp, yêu nghề, có kiến thức sâu rộng, khả năng giáo tiếp, xử lí tình huống tốt,…

- Bài học: Tìm hiểu và tận dụng các lợi thế của vùng miền, từ đó đưa ra mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp; tích cực áp dụng các biện pháp nhằm đầu tư cho phát triển kinh doanh.

Luyện tập 

Luyện tập 1 trang 50 KTPL 10: Thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 10)

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với từng ý kiến và giải thích lí do tại sao lại đưa ra quan điểm đó.

Trả lời:

a – Em đồng tình với ý kiến trên vì sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được lợi nhuận cho những người sản xuất đồng thời tạo ra những phúc lợi cho người lao động, địa phương,…Vì thế nó góp phần tạo ra động lực phát triển xã hội một cách bền vững.

b – Em không đồng tình với ý kiến trên vì để hạn chế được ô nhiễm môi trường còn rất nhiều những biện pháp khác, nếu hạn chế sản xuất kinh doanh tuy sẽ giảm đáng kể được ô nhiễm môi trường nhưng nền kinh tế sẽ không phát triển được, kéo theo ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.

c – Em đồng tình với ý kiến trên vì khi doanh nghiệp quan tâm đến nguồn nhân lực, cũng như nâng cao chất lượng khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đa dạng. Khi đưa chúng ra thị trường sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh so với các nhà sản xuất cùng ngành khác.

d – Em đồng tình với ý kiến trên vì mục tiêu chính của sản xuất kinh doanh chính là thu lợi nhuận cho nhà sản xuất, chỉ khi có lợi nhuận thì người sản xuất mới có động lực sản xuất và tiếp tục đầu tư cho sản xuất.

Luyện tập 2 trang 50 KTPL 10: Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Phương pháp giải:

Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh:

- So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã dựa trên các tiêu chí sau:

+ Đối tượng tham gia

+ Quyền hạn của các thành viên

+ Người đại diện theo pháp luật

+ Phân chia lợi nhuận

+ Bản chất thành lập

- So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước dựa trên các tiêu chí sau:

+ Chủ sở hữu

+ Hình thức tồn tại

+ Quy mô

+ Ngành nghề hoạt động

Trả lời:

Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã

Tiêu chí

Mô hình hợp tác xã

Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

Đối tượng tham gia

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam; người nước ngoài; các tổ chức.

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

Quyền hạn của các thành viên

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Người đại diện theo pháp luật

Chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ hộ kinh doanh

Phân chia lợi nhuận

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Bản chất thành lập

Nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã.

Nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế.

 

Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước

Tiêu chí

Mô hình doanh nghiệp tư nhân

Mô hình nhà nước

Chủ sở hữu

Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên

- Công ty hợp danh

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty cổ phần

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên

Quy mô

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định, không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: hệ thống truyền tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; xổ số kiến thiết,…

Luyện tập 3 trang 50 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Chân trời sáng tạo (ảnh 11)

- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu nhận xét của bản thân về việc làm của địa phương T.

- Tìm hiểu và nêu ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình.

Trả lời:

- Địa phương T có rất nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre, địa phương đã rất linh hoạt, chủ động trong việc vận động các hộ vào Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

- Ưu điểm so với mô hình hộ gia đình:

+ Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

+ Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.

+ Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.

+ Được học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các thành viên trong hợp tác xã.

Luyện tập 4 trang 50 KTPL 10: Em hãy chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai. Mô tả về mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà em thích.

Phương pháp giải:

- Liên hệ bản thân và chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai.

- Tìm hiểu và lựa chọn một mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà thích, mô tả về mô hình đó theo các ý sau: Tên mô hình, chủ sản xuất, sản phẩm, vốn đầu tư, nguồn lao động, địa điểm sản xuất,…

Trả lời:

- Trong tương lai em có dự định làm một nhà sản xuất áp dụng công nghệ vào sản xuất rau trong nhà kính để cung cấp rau sạch cho thị trường.

- Mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai: Trồng rau trong nhà kính theo mô hình hộ sản xuất kinh doanh.

+ Nhà sản xuất: Gia đình em

+ Sản phẩm: Các loại rau ngắn ngày: rau cải, củ cải, bắp cải, su hào, súp lơ,…

+ Vốn đầu tư ban đầu:: 100 triệu đồng

+ Nguồn lao động: Các thành viên trong gia đình

+ Địa điểm: Khu vườn của gia đình

Vận dụng 

Vận dụng 1 trang 50 KTPL 10: Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công (sản phẩm, địa điểm, quy mô, mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm, thương hiệu, những đóng góp cho xã hội,…) trong khu vực em sinh sống.

Phương pháp giải:

Lựa chọn một mô hình kinh tế thành công trong khu vực em sinh sống và tiến hành quan sát, tìm hiểu về mô hình kinh tế đó qua các gợi ý sau:

+ Loại mô hình kinh tế

+ Sản phẩm

+ Quy mô

+ Mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm

+ Thương hiệu

+ Đóng góp cho xã hội

Trả lời:

Gợi ý mô hình doanh nghiệp công ti cổ phần Đầu tư và xây dựng DELCO tại xã Nguyệt Đức, Thuận Thành, Bắc Ninh.

- Sản phẩm: Các loại rau xanh lá, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, các loại thảo mộc, bí và củ cải, dâu tây, rau mùi,…

- Địa điểm: tại xã Nguyệt Đức, Thuận Thành, Bắc Ninh nơi có địa hình đất đồng bằng bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

- Mức độ yêu thích: Các sản phẩm rau củ sạch được trồng trong nhà kính được người dân rất yêu thích về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cũng như giá thành của sản phẩm.

- Thương hiệu: Công ti đã tạo dựng được thương hiệu rau sạch DELCO, cung cấp rau cho các chợ đầu mối và một số siêu thị.

- Những đóng góp cho xã hội:

+ Góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương

+ Cung cấp những sản phẩm nông sản có chất lượng

+  Đóng góp trong việc xây dựng đường sá, trường học,…của địa phương.

Vận dụng 2 trang 50 KTPL 10: Em hãy lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân, lập ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng kinh doanh đó.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân.

- Tiến hành lập kế hoạch kinh doanh qua các gợi ý sau:

+ Sản phẩm

+ Địa điểm sản xuất

+ Số vốn dự kiến

+ Nguồn lao động

+ Thời gia dự kiến sản xuất

+ Nguồn cung ứng sản phẩm

Trả lời:

Gợi ý: Mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất các loại nấm.

+ Sản phẩm: Các loại nấm dùng để chế biến món ăn: nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm sò, nấm mỡ,…

+ Địa điểm sản xuất: Tại nhà

+ Vốn dự kiến: 5 triệu đồng

+ Nguồn lao động: các thành viên trong gia đình.

+ Thời gian dự kiến sản xuất: tháng 3/2022

+ Nguồn cung ứng sản phẩm: tại các chợ đầu mối ở địa phương

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

- Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, đất đai, vốn, nguyên - nhiên vật liệu, khoa học kĩ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thu về hợi nhuận.

- Vai trò của sản xuất kinh doanh:

+ Cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất;

+ Cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng

+ Giải quyết việc làm cho người lao động;

+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

a) Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành viên và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

b) Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

- Liên hiệp Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí liên hiệp hợp tác xã.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

c) Mô hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh kế do các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh và thu về lợi nhuận

- Đặc điểm mô hình doanh nghiệp:

+ Pháp lí: doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Loại hình: có nhiều loại hình doanh nghiệp tồn tại dưới một loại hình cụ thể như: Công tỉ trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công tỉ trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, Công ti cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh,..

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

+ Nguồn vốn: do một cá nhân, nhiều cá nhân hoặc một tổ chức đóng góp vốn. Quy mô: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Đánh giá

0

0 đánh giá