Bộ 10 đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Kinh tế Pháp luật 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: KTPL 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mọi công dân khi vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì

A. người có chức vụ cao hơn sẽ không bị xử lí.

B. đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

C. người có tài sản nhiều hơn sẽ không bị xử lí.

D. người có địa vị xã hội cao hơn sẽ không bị xử lí.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?

A. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

B. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.

C. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.

D. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.

Câu 3: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. gia đình.

D. Giáo dục.

Câu 4. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. quản lí doanh nghiệp.  

B. quản lí nhà nước.  

C. tiếp cận việc làm.  

D. lựa chọn ngành nghề.

Câu 5: Thực hiện quy định về bình đẳng giới

A. là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước.

B. là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

C. là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.

D. là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp.

Câu 6: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

A. Chị H và anh Q.

B. Chị H và ông T.

C. Ông T và anh Q.

D. Chị H, anh Q và ông T.

Câu 7: Hành vi của ông S trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

A. Chính trị và xã hội.

B. Kinh tế và lao động.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 8: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

A. hợp nhất.

B. bảo vệ.

C. phân lập.

D. hoán đổi.

Câu 9: Đọc trường hợp sau và cho biết: tại địa phương X, sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trường hợp. Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố X đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.

A. Chính quyền thành phố X xử phạt hành chính đối với cơ sở của tôn giáo T và N.

B. Chính quyền thành phố X nghiêm cấm tôn giáo T và N hoạt động tại địa phương.

C. Chính quyền thành phố X có sự phân biệt đối xử giữa tín đồ hai tôn giáo T và N.

D. Dù vi phạm pháp luật nhưng cơ sở của hai tôn giáo T và N không bị chính quyền xử lí.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước khi

A. góp ý sửa đổi Hiến pháp.

B. xây dựng hương ước làng xã.

C. né tránh hoạt động biểu tình.

D. chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch.

Câu 11: Hành vi của bạn C trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Tham gia quản lí nhà nư ớc và xã hội.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. 16 tuổi.

B. 20 tuổi.

C. 21 tuổi.

D. 18 tuổi.

Câu 13: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử hội đều

A. bị phạt cải tạo không giam giữ.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. phải bồi thường thiệt hại.

D. bị phạt tù chung thân.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?

A. Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.

B. Thông báo phân bổ ngân sách trung ương

C. Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.

D. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 15: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước.

B. Có thể gây tình trạng mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. Có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự… của công dân.

D. Mọi chủ thể có hành vi vi phạm đều phải bồi thường và bị kết án tù.

Câu 16: Bảo về Tổ quốc là

A. trách nhiệm riêng của nhà nước.

B. quyền cơ bản, cao quý của công dân.

C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.

D. trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.

Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.

B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.

C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.

D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 18: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.

B. xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

C. gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.

Câu 19: Đọc trường hợp sau và cho biết: lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được bắt người khi người đó đang thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

B. Công khai đấu giá tài sản cá nhân

C. Vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên.

D. Thông báo giá dịch vụ viễn thông.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác

A. Từ chối tham gia hòa giải.

B. Đề cao quan điểm cá nhân.

C. Thẳng thắn đấu tranh phê bình.

D. Bịa đặt, tung tin xấu để hạ uy tín.

Câu 22: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

C. là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

D. gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Câu 23: Anh B, anh X, anh Y và anh C cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh Y lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh C đã giam anh Y tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh B đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh Y bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh B định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh Y đã đề nghị anh B tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh B tổ chức đánh bạc nên anh B đã giải thoát cho anh Y. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh C, anh X và anh Y.

B. Anh C và anh X.

C. Anh C và anh Y.

D. Anh C, anh X và anh B.

Câu 24: Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về địa vị.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.

D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 25: Ý kiến nào sau đây đúng?

Ý kiến 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.

Ý kiến 2. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

Ý kiến 3. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.

Ý kiến 4. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm riêng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

A. Ý kiến 1.

B. Ý kiến 2.

C. Ý kiến 3.

D. Ý kiến 4.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. di chúc thừa kế tài sản.

B. tài liệu liên quan đến vụ án.

C. hình ảnh di chỉ khảo cổ.

D. hồ sơ gia phả của dòng họ.

Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 28: Vợ chồng chị D, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị D cùng em trai là anh S đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị D và anh S đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh S. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị D, anh V tìm cách vào nhà anh S và giải cứu được chị P. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị D và anh S.

B. Chị D, anh S và anh V.

C. Anh N và anh V.

D. Anh S, anh V và anh N.

Câu 29: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

Câu hỏi: Nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

B. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.

C. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.

D. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.

Câu 30: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng

A. bảo đảm bí mật.

B. sao kê đồng loạt.

C. kiểm soát nội dung.

D. niêm yết công khai.

Câu 31: Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.

C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

Câu 32: Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty). Hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 33: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. tuyên truyền thông tin thất thiệt.

B. trình bày ý kiến, quan điểm nhân.

C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.

D. chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.

Câu 34: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được

A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

D. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

Câu 35: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ việc vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.

B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.

C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 37: Trong trường hợp sau, anh S đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Những năm qua, Trường Trung học phổ thông A có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Anh S (phóng viên) đã về trường phỏng vấn các thầy cô và học sinh để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự.

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Câu 38: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền

A. tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

C. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.

D. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Câu 39: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.

B. Có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân.

C. Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Câu 40: Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Tình huống. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt (do ông T đứng đầu) đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo tôn giáo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình. Quá sợ hãi trước các hành vi của chồng, bà M (vợ ông Q) đã bí mật báo sự việc tới chính quyền địa phương và công an xã để nhờ họ trợ giúp.

A. Ông Q, bà M và công an xã B.

B. Ông Q và nhóm người theo tôn giáo lạ.

C. Bà M và chính quyền xã B.

D. Chính quyền và công an xã B.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-A

4-A

5-B

6-A

7-D

8-B

9-A

10-A

11-D

12-D

13-B

14-D

15-D

16-B

17-D

18-D

19-B

20-C

21-D

22-C

23-B

24-D

25-C

26-B

27-D

28-A

29-B

30-A

31-D

32-D

33-B

34-D

35-D

36-D

37-D

38-A

39-D

40-B

Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá