Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Kinh tế Pháp luật 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cạnh tranh.

B. Đấu tranh.

C. Đối đầu.

D. Đối kháng.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.

A. Văn hóa tiêu dùng.

B. Đạo đức kinh doanh.

C. Cạnh tranh lành mạnh.

D. Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.

B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.

C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.

D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm

A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.

B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.

C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.

B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.

C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.

D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.

Câu 6: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

A. Chính sách của nhà nước.

B. Thu nhập của người tiêu dùng.

C. Trình độ công nghệ sản xuất.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 7: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi 

A. giá cả thị trường giảm xuống   

B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu. 

C. giá trị thấp hơn giá cả.             

D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên. 

Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại khu vực nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án. Nhờ có những chính sách trên, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp thuỷ sản.

A. Giá bán sản phẩm.

B. Chính sách của nhà nước.

C. Trình độ công nghệ sản xuất.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 10: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.

A. Thu nhập của người tiêu dùng.

B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.

C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.

D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.

Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng

A. lạm phát vừa phải.

B. lạm phát phi mã.

C. siêu lạm phát.

D. lạm phát nghiêm trọng.

Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,

A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.

C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.

D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.

Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc

A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.

D. chi phí sản xuất tăng cao.

Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?

A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.

B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

C. Giảm mức cung tiền.

D. Tăng thuế.

Câu 15: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là

A. thất nghiệp.

B. sa thải.

C. giải nghệ.

D. bỏ việc.

Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?

A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.

B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.

C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Câu 17: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:

Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.

A. Thất nghiệp tạm thời.

B. Thất nghiệp cơ cấu.

C. Thất nghiệp chu kì.

D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.

B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.

C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.

D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Câu 19: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là

A. lao động.

B. làm việc.

C. việc làm.

D. khởi nghiệp.

Câu 20: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần

A. giảm số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.

B. gia tăng số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.

C. gia tăng số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.

D. giảm số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.

Câu 21: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là

A. thị trường việc làm.

B. thị trường lao động.

C. giới thiệu việc làm.

D. môi giới việc làm.

Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

A. người lao động với nhau.

B. người sử dụng lao động với nhau.

C. người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.

Câu 23: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?

A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

B. Thiếu hụt lực lượng lao động.

C. Cả hai phương án A, B đều đúng.

D. Cả hai phương án A, B đều sai.

Câu 24: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò

A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.

B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.

C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.

D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.

Câu 25: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm

A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.

B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.

C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.

D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.

Câu 26: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là

A. gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.

B. xu hướng lao động “phi chính thức" sụt giảm mạnh mẽ.

C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.

D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Câu 27: Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái

A. thiếu hụt lực lượng lao động.

B. dư thừa lực lượng lao động.

C. chênh lệch cung - cầu lao động.

D. cân bằng cung - cầu lao động.

Câu 28: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?

Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.

C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.

D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?

a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.

b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.

c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động.

d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:

Trường hợp a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.

Trường hợp b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-C

5-B

6-B

7-B

8-A

9-B

10-B

11-B

12-A

13-B

14-A

15-A

16-B

17-B

18-D

19-C

20-B

21-B

22-C

23-B

24-D

25-C

26-C

27-D

28-A

 

 

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Không đồng tình, vì việc làm là mọi dạng hoạt động lao động đem lại thu nhập hợp pháp cho bản thân người lao động và gia đình.

b. Đồng tình, vì vào dịp cuối năm nhu cầu hàng hoá ngày tăng, các đơn vị sản xuất phải tăng cường sản xuất, cung ứng hàng hoá, hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, do vậy, nhu cầu lao động tăng lên.

c. Đồng tình, vì thị trường việc làm là thị trường trong đó các dịch vụ việc làm cung ứng cho người sử dụng lao động và người đang tìm kiếm việc làm gặp nhau để xác định mức độ có việc làm và mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung – cầu lao động.

d. Đồng tình, vì giúp việc cho gia đình được coi là công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định và hợp pháp cho người lao động.

Câu 2 (1,0 điểm):

Trường hợp a. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm. Do vậy, Nhà nước cũng khuyến khích các địa phương thống kê tỉ lệ thất nghiệp tại địa phương, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Việc xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nhưng sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương do xã A đã tổ chức dạy nghề không căn cứ vào nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp ở địa phương gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước và thời gian của nhân dân, cần kiểm điểm và quy trách nhiệm cho những cá nhân làm sai.

Trường hợp b. Chính quyền xã X đã thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp. Nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này. Đây là nhận thức sai lầm của một số người dân, cần phải tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của họ.

Đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá