Bộ 10 đề thi học kì 1 Địa lí 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Địa lí 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Địa Lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

MA TRẬN

Bài

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

3

 

2

 

1

     

Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á

3

 

2

 

1

 

1

 

Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2

 

2

 

1

1

   

Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

2

 

2

     

1

1

Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á

2

 

2

 

1

     

TỔNG

12

 

10

 

4

1

2

1

 

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sự kiện nào sau đây lần đầu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của Liên minh châu Âu?

A. Người dân Pháp đã ra khỏi EU.

B. Người dân Anh đã ra khỏi EU.

C. Người dân Hà Lan đã ra khỏi EU.

D. Các nước châu Á gia nhập EU.

Câu 2. Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về

A. chính trị, xã hội.

B. trình độ văn hóa.

C. ngôn ngữ, tôn giáo.

D. trình độ phát triển.

Câu 3. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào sau đây?

A. Biển Bắc.

B. Biển Măng-sơ.

C. Biển Ban-tích.

D. Biển Ti-rê-nê.

Câu 4. Một chiếc tàu hỏa của Tây Ban Nha được bán sang Thụy Điển không phải chịu thuế nằm trong tự do lưu thông nào sau đây?

A. Tự do di chuyển.

B. Tự do lưu thông dịch vụ.

C. Tự do lưu thông hàng hóa.

D. Tự do lưu thông tiền vốn.

Câu 5. Trụ cột của Liên minh châu Âu không phải là

A. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

D. Hợp tác về tư pháp và nội vụ.

Câu 6. Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra

A. bão.

B. lũ lụt. 

C. hạn hán.

D. động đất. 

Câu 7. Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra

A. bão.

B. động đất. 

C. núi lửa.

D. sóng thần. 

Câu 8. Vùng thềm lục địa ở nhiều nước Đông Nam Á có

A. dầu khí.

B. bôxit. 

C. than đá. 

D. quặng sắt.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay?

A. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm. 

B. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử tăng. 

C. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử tăng.

D. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử giảm. 

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á không nằm ở vị trí cầu nối giữa

A. lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. 

B. Ô-xtrây-li-a với các nước Đông Á. 

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

Câu 11. Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận

A. lục địa và biển đảo.

B. đảo và quần đảo.

C. lục địa và biển.

D. biển và các đảo. 

Câu 12. Những vùng đồng bằng trồng lúa nước không phải là nơi nuôi nhiều

A. lợn.

B. trâu. 

C. bò.

D. dê.

Câu 13. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cao su là

A. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

B. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.

C. Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.

D. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. 

Câu 14. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cà phê là

A. Việt Nam, Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

D. Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma. 

Câu 15. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Đánh bắt thủy sản.

Câu 16. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. khai thác các thế mạnh đất, khí hậu.

B. bảo vệ môi trường, giữ mạch nước.

C. tạo sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ.

D. thay thế cây lương thực, thực phẩm.

Câu 17. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Bru-nây.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 18. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?

A. Thái Lan.

B. Xin-ga-po.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 19. Thách thức to lớn đối với ASEAN hiện nay chưa phải là

A. trình độ phát triển còn chênh lệch. 

B. vẫn còn tình trạng đói nghèo.

C. còn một quốc gia chưa tham gia.

D. còn nhiều vấn đề xã hội tiêu cực. 

Câu 20. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về

A. trình độ phát triển kinh tế. 

B. trình độ của công nghệ.

C. bản sắc văn hoá dân tộc. 

D. thể chế chính trị, kinh tế. 

Câu 21. “Uỷ hội sông Mê Công” là một hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực

A. tài nguyên.

B. xã hội. 

C. văn hoá.

D. chính trị. 

Câu 22. Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Câu 23. Khu vực Tây Nam Á không giáp với vùng biển nào sau đây?

A. Biển Đen.

B. Biển Đông.

C. Biển Đỏ.

D. Biển Ca-xpi.

Câu 24. Khu vực có sản lượng dầu thô khai thác lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Đông Á.

B. Bắc Mĩ. 

C. Tây Nam Á.

D. Đông Âu.

Câu 25. Tây Nam Á không phải là nơi diễn ra gay gắt

A. xung đột sắc tộc.

B. xung đột tôn giáo.

C. xung đột giàu nghèo. 

D. nạn khủng bố. 

Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

A. Có quy mô GDP tăng lên liên tục.

B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.

C. I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất.

D. Quy mô khác nhau giữa các nước.

Câu 27. Kinh tế của nhiều quốc gia Tây Nam Á phụ thuộc vào loại khoáng sản nào sau đây?

A. Bô-xít.

B. Dầu mỏ.

C. Vàng.

D. Kim cương.

Câu 28. Nhận định nào sau đây đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

A. Quy mô khác nhau giữa các nước.

B. I-xra-en có quy mô GDP top đầu.

C. Quy mô GDP giảm nhanh liên tục.

D. Chỉ chịu tác động của khoáng sản.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh sự đa dạng hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM

1-B

2-D

3-B

4-C

5-A

6-D

7-A

8-A

9-A

10-D

11-A

12-D

13-C

14-C

15-B

16-C

17-C

18-D

19-C

20-C

21-A

22-C

23-B

24-C

25-C

26-C

27-B

28-A

   

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực. (0,5điểm)

- Các hội nghị: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN,... (0,5điểm)

- Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông,... (0,25điểm)

- Các diễn đàn: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,... (0,25điểm)

- Các dự án, chương trình phát triển: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,... (0,25điểm)

- Các hoạt động văn hóa, thể thao: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,... (0,25điểm)

Câu 2

- Tây Nam Á là nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. (0,5điểm)

- Tây Nam Á là nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại, cũng là nơi có nhiều di sản vật thể và phi vật thể nổi tiếng thế giới được UNESCO công nhận như: thành cổ Pêtra (Gioócđani), thành cổ Shibam (Yêmen), thành phố di sản Samara (Irắc),... Khu vực có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. (0,5điểm)

- Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hóa giữa các nước, các nhóm dân cư trong một nước. (0,5điểm)

- Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,… xảy ra trong một số gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình chính trị bất ổn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. (0,5điểm)

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá