Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều năm 2024 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(…) Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)
Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:
- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu
- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện vừa
B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết
D. Truyện dài
Câu 2: Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là:
A. Tự sự, miêu tả
B. Tự sự, nghị luận
C. Miêu tả, biểu cảm
D. Nghị luận, miêu tả
Câu 3: Truyện được kể theo ngôi
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Không có ngôi kể
Câu 4: Đề tài của văn bản là gì?
A. Số phận người nông dân
B. Hủ tục xã hội
C. Tình yêu thiên nhiên
D. Cuộc sống của người trí thức
Câu 5: Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:
A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.
B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách
C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.
D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.
Câu 6: Từ “gia truyền” được hiểu là
A. Truyền nhiều đời trong một nhà/ một họ.
B. Truyền từ nhà này sang nhà kia.
C. Lưu truyền trong một gia đình nhất định.
D. Bí quyết được truyền qua nhiều đời.
Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?
A. Truyện không có cốt truyện
B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ.
C. Có những hình ảnh so sánh độc đáo
D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương
Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết” là?
A. Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo lối diễn đạt mới mẻ cho câu văn.
B. Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê.
C. Cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9 (1,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu).
Câu 10 (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị bàn về khát vọng trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?
- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!
"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".
Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:
- Bác đến cắt tóc?
- Vâng.
- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.
Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.
- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?
Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:
- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.
- Anh ấy nói với chị thế?
- Vâng.
- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...
- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?
- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?
- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.
- Vì sao?
- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...
- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?
- Từ 69.
- Từ tháng mấy?
- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.
Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?
[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:
- Thưa ông đến cắt tóc?
- Vâng ạ!
Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc
nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.
Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.
- Mời bác ngồi!
Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.
- Bác vẫn cắt như cũ?
- Vâng.
…
"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"
"Phải".
"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"
"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".
"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"
"Không".
"Tôi có phải cút khỏi đây không?"
"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"
Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng.
Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.
(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu, tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,1983)
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 2. Đoạn trích trên có sự xuất hiện của mấy nhân vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Bức tranh của người họa sĩ vẽ có tên là gì?
A. “Chân dung người chiến sĩ”
B. “Chân dung anh bộ đội cụ Hồ”
C. “Chân dung người chiến sĩ quả cảm”
D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng"
Câu 4. Câu sâu thuộc kiểu câu nào phân theo mục đích nói?
“Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia!”
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến
Câu 5. Vì sao bà mẹ (bà cụ) bị mù lòa cả hai mắt?
A. Bà cụ ốm một trận rất nặng rồi hai mắt lòa đi.
B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh.
C. Bà cụ bị mù lòa hai mắt bẩm sinh.
D. Bà cụ gặp tai nạn khiến hai mắt bị mù lòa.
Câu 6. Trên cương vị là một người họa sĩ, nhân vật “tôi” là người như thế nào?
A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc.
B. Là một nghệ sĩ nổi tiếng, với mong muốn vẽ được bức tranh để đời.
C. Là nghệ sĩ vẽ tranh kém nổi, sống nhờ nghề vẽ tranh.
D. Là nghệ sĩ tài ba, được học qua nhiều trường lớp và các họa sĩ nổi tiếng.
Câu 7. Sau khi biết lí do mẹ của anh thợ cắt tóc bị mù, nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào?
A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở.
B. Chưa nhận ra lỗi lầm nhưng cảm thấy buồn thương.
C. Cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
D. Cảm thấy hoảng hốt, hồi hộp.
Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.
Câu 9 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về lời đề nghị rụt rè của anh thợ cắt tóc trong quá khứ được gợi lại từ dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Câu 10 (1,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về người thợ cắt tóc trong đoạn trích “Bức tranh” của tác giả Nguyễn Minh Châu.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Truyện ngắn “Bức tranh” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về các nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
A. Ngôi thứ nhất |
0,5 điểm |
Câu 2 |
D. 4 |
0,5 điểm |
Câu 3 |
D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng" |
0,5 điểm |
Câu 4 |
C. Câu cảm thán |
0,5 điểm |
Câu 5 |
B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh. |
0,5 điểm |
Câu 6 |
A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở. |
0,5 điểm |
Câu 8 |
+ Xưng- hô: tao- mày à Thể hiện sự tức giận khi người họa sĩ đã gián tiếp khiến cho bà mẹ của anh bị mù lòa cả hai con mắt vì tưởng rằng anh đã hy sinh. + Xưng hô: tôi- bác/anh à Thái độ tôn trọng, khẳng định tài năng của người họa sĩ. |
0,5 điểm |
Câu 9 |
HS đưa ra suy nghĩa của mình từ lời đề nghị của anh thợ cắt tóc trong quá khứ khi anh còn là một người chiến sĩ. |
1,0 điểm |
Câu 10 |
Học sinh đưa ra ý kiến của mình về nhân vật người thợ cắt tóc trong đoạn trích “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân – Kết. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Truyện ngắn “Bức tranh” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về các nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm; tiến hành phân tích những hành động, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện thông qua những chi tiết trong văn bản; đưa ra giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, thông điệp của tác giả. Sau đây là một hướng gợi ý: - Giới thiệu hai nhân vật chính: + Người họa sĩ, đó là một anh chàng nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. + Người thợ làm nghề cắt tóc sau thời gian đi bộ đội trở về. - Bức tranh truyền thần chân dung người chiến sĩ: chính là bức kí họa người chiến sĩ, anh họa sĩ đã vẽ bằng cả tài năng, tấm lòng và cảm xúc của mình - Lời hứa của anh nghệ sĩ với người chiến sĩ: anh ta đã không còn nhớ đến lời hứa - Sự nhận lỗi của anh họa sĩ với người chiến sĩ: Sau một quá trình đấu tranh dữ dội phải – trái, đúng – sai, nói ra – giấu kín, anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ. - Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa trong việc xây dựng hai hình tượng nhân vật: Đề cao sự chính trực, đạo đức của con người. Nghệ thuật phải sinh ra trong đạo đức và duy trì đạo đức để làm nghệ thuật |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Niềm tin rất thật trong câu thơ “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật” được hiểu là:
A. Niềm tin truyện cổ tích có thật trên đời.
B. Niềm tin cô Tấm được sẽ làm hoàng hậu sau khi trải qua những thử thách
C. Niềm tin đất đai cằn cỗi sẽ nở hoa nhờ công sức lao động của con người.
D. Niềm tin vào hạnh phúc, sự công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào sau đây không được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:
A. Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
B. Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
C. Cây khế chua có đại bàng đến đậu
D. Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Câu 4. Từ nào sau đây không phải từ láy?
A. Ngon ngọt |
B. Đất đai |
C. Khao khát |
D. Nghẹn ngào |
Câu 5. Hình ảnh nào không gợi lên khát khao của nhân vật trữ tình?
A. Những chân trời |
C. Những biển khơi |
B. Hoa của đất |
D. Những ngàn sao |
Câu 6. Hai câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh |
C. Ẩn dụ |
B. Nói quá |
D. Nhân hoá |
Câu 7. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
A. Sử dụng thể thơ 8 chữ, bút pháp ước lệ tượng trưng, giàu sức biểu cảm, giọng thơ trầm lắng
B. Sử dụng thể thơ 8 chữ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiểu từ Hán Việt. nhịp điệu tươi vui
C. Sử dụng thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, bút pháp tả cảnh ngụ tình
D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình – chính luận
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?
Câu 9. Nêu tác dụng nghệ thuật của phép điệp trong các câu thơ sau:
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
Câu 10. Rút ra thông điệp ý nghĩa với anh/chị qua đoạn thơ trên. Lí giải.
II. VIẾT (4,0 điểm)
“Thơ là tiếng nói của thân phận con người.”
Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994)
Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ điều đó.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu
1. B |
2. D |
3. A |
4. A |
5. B |
6. C |
7. D |
Câu 8 ( 0.5 điểm)
Nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”:
- Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người sẽ tạo ra những thành quả lao động tốt đẹp trên chính mảnh đất cỗi cằn, khắc nghiệt.
- Câu thơ muốn nói đến chân lí: con người thành công khi nỗ lực vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Câu 9: (0.5 điểm)
- Chỉ ra phép điệp: điệp từ “những” kết hợp cấu trúc liệt kê: những chân trời, những mảnh đất…., những biển khơi…., những ngàn sao…
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho đoạn thơ
+ Nhấn mạnh những khát khao lớn lao của con người muốn chinh phục những mảnh đất rộng lớn, những điều lớn lao trong cuộc sống.
Câu 10: (0.5 diểm)
Gợi ý bài học rút ra từ văn bản:
- Cần có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, niềm tin vào chính nghĩa, cái thiện sẽ thắng cái ác.
- Cần biết ước mơ, dám khao khát những điều lớn lao.
- Cần quý trọng công sức lao động.
II. VIẾT (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thơ là tiếng nói của thân phận con người.” |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận |
Thân bài |
2,5 |
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Giải thích ý kiến: * Cắt nghĩa ý kiến: - Thơ là thể loại văn học sử dụng phương thức trữ tình để phản ánh cuộc sống. Thơ chủ yếu thể hiện tình cảm, tâm trạng của con người thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. - Thơ là tiếng nói của thân phận con người: + Là tiếng nói của tình cảm, thơ nhạy cảm với những cảnh đời, phận người; lắng sâu vào hồn người để lắng nghe những tâm tư thầm kín nhất của con người, biểu lộ những rung cảm sâu sắc nhất của thi nhân. + Thơ là tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc thơ tìm thấy cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, cuộc đời, số phận của mình in bóng trong trang thơ. * Lí giải ý kiến: Ý kiến của Phan Ngọc là ý kiến đúng đắn và xác đáng vì: - Xuất phát từ đặc trưng của thơ: Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, con người. Thơ cũng chính là cuộc đời, thơ ăn sâu bén rễ vào mảnh đất hiện thực để nói lên tiếng lòng của thi sĩ về kiếp nhân sinh, trong đó điều khiến nhà thơ luôn đau đáu, trăn trở chính là thân phận con người. - Xuất phát từ chức năng của văn học: Văn học nói chung và thơ nói riêng luôn giúp con người được sống, được biết nhiều cuộc đời, khái quát được số phận, bản chất của con người; đặc biệt khám phá được chiều sâu trong thế giới tinh thần của con người. Từ đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người sâu sắc hơn. - Xuất phát từ khát vọng của người viết: Nhà thơ luôn mang trong mình một con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm, những điều trông thấy về cuộc sống, đặc biệt những nỗi đau, bất công, oan trái mà thân phận người phải đối diện luôn khiến nhà thơ đau đớn lòng, từ đó làm nên những trang thơ day dứt về thân phận người. Nhà thơ muốn đưa những tình cảm chân thật, thiết tha nhất của mình vào từng câu chữ để khẳng định được tài năng và giá trị tác phẩm, để người đọc thêm cảm thông cho nỗi lòng thi nhân, rút ngắn khoảng cách giữa người sáng tạo nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, giúp tác phẩm đạt được ý nghĩa nghệ thuật vị nhân sinh hơn. - Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút. Những tác phẩm vượt qua được sự đào thải khắc nghiệt của thời gian là những tác phẩm viết về thân phận con người với tất cả sự nâng niu và ngợi ca. Chứng minh qua Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Thân phận của con người qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) 4 câu thơ đầu: Thân phận của nàng Tiểu Thanh. -Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn trước song cửa sổ. Chữ độc đứng đầu dòng thơ nhấn mạnh tâm thế của tác giả - đó là tâm thế xót thương trong nỗi cô đơn. Chữ độc và chữ nhất trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau. - Nguyễn Du nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng quen thuộc, son phấn là biểu tượng cho sắc đẹp, văn chương là ẩn dụ cho tài năng của Tiểu Thanh. Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết yểu.Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi. 4 câu thơ sau: Thân phận của những người tài hoa bạc mệnh nói chung và niềm mong ước được tri âm của Nguyễn Du ở hậu thế. - Về nỗi hận: Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ đến cái hận muôn đời. Từ nỗi đau riêng của Tiểu Thanh mà quy thành nỗi đau từ cổ chí kim của bao kiếp người tài hoa. Nỗi hận trở nên quá lớn khó mà hỏi trời được - Về nỗi oan: là cái án phong lưu. Khách phong lưu mà phải khổ, phải mang cái án oan lạ lùng vì nết phong nhã. Tự đặt mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Đó chính là tâm sự chung của những người mắc kỳ oan. - Về tâm sự của Nguyễn Du: Ông không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai; không hỏi trời, đất mà lại hỏi người đời. Hỏi ba trăm năm sau, thiên hạ có ai khóc Tố Như? Niềm tự thương kết tụ thành một lời thắc mắc lơ lửng giữa không trung mà chẳng ai có thể giải đáp được vì thế tự đau đến cực độ. Nghệ thuật: thơ chữ Hán uyên bác, tài hoa; phép đối cân chỉnh; ngôn ngữ giàu tính triết lí; hình ảnh đẹp, nhiều nghĩa hàm ẩn, ngôn ngữ giàu sức gợi; sự phá luật ở hai câu kết: hai câu kết là câu hỏi, mở ra những hướng liên tưởng khác nhau ở người đọc… Đánh giá, nâng cao vấn đề: - Khẳng định ý kiến xác đáng, đúng đắn của Phan Ngọc về vai trò quan trọng của thơ ca. Đó là tiếng lòng, là lời tâm sự, sẻ chia về những kiếp người trôi nổi vô định, thấp cổ bé họng, mong manh, đáng thương mà nổi bật nhất là thân phận của người phụ nữ. - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là nơi gửi gắm tiếng lòng của mọi kiếp người, đặc biệt là tiếng lòng của người phụ nữ. Đó là những số phận bất hạnh, chịu nhiều bất công, ngang trái. Đọc Tiểu Thanh kí là tác phẩm thể hiện những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài sắc trong xã hội phong kiến. - Ý nghĩa: Đối với nhà thơ: Làm thơ không chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp mà còn khiến người đọc thấu hiểu và thương cảm trước thân phận con người. Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có tài năng, tấm lòng và sự trải nghiệm sâu sắc. Một tác phẩm thơ chân chính và mang đầy đủ giá trị nghệ thuật là một bài thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc mà tình cảm đó là những rung động sâu sắc nhất của thi nhân trước cuộc đời, trước số phận con người. |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. |