Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh

541

Với giải Câu hỏi 8 trang 90 Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Ôn tập chương 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Ôn tập chương 1

Câu hỏi 8 trang 90 Sinh học 11: Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh?

Trả lời

Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non có chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Lượng chất đạm trong sữa non cao gấp 10 lần trong sữa mẹ bình thường. Bên cạnh đó, trong sữa non có chứa nhiều thành phần quan trọng như vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin... Hơn nữa, các kháng thể trong sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại và điều hòa hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển tối ưu toàn diện.

- IgA trong sữa mẹ có tác dụng đề kháng giúp niêm mạc ruột chống lại các mầm bệnh thâm nhập vào. Khi các loại vi khuẩn nguy hại xâm nhập vào cơ thể của trẻ, các kháng thể IgA sẽ bao bọc các độc tố vi khuẩn và các kháng nguyên với phân tử lớn (macromolecular antigen) do vậy ngăn chặn sự tiếp cận của chúng với biểu mô.

- Lysozyme là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và chống lại một số virut, ở sữa mẹ có hàm lượng lớn hơn 5.000 lần so với sữa bò. Lactoferrin là một loại glycoprotein bọc sắt chưa bão hòa, bảo vệ sắt chống lại các vi sinh vật sống phụ thuộc sắt, do đó đây là loại kìm khuẩn. Lactoferrin trong sữa mẹ chịu được những hoạt động phân giải protein mà các loại sữa công thức hiện nay không làm được.

- Nhân tố nhị phân được đề cập trong các thành phần hòa tan, đó là một carbohydrate chứa nitơ, dễ bị thủy phân bởi nhiệt, nó tăng cường hấp thu ở ruột nhờ các lactobacilli với sự có mặt của lactose. Kết quả, nồng độ pH thấp ở lòng ống ruột sẽ làm ức chế sự phát triển của E.Coli vi khuẩn Gram (-) và các loại nấm như Candida albican.

Đánh giá

0

0 đánh giá