Với giải Câu hỏi 3 trang 63 Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Tuần hoàn ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Câu hỏi 3 trang 63 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.3:
a. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.
b. Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?
c. Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?
Trả lời:
a. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:
+ tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất theo động mạch phổi lên phổi trao đổi khí ở mao mạch sau đó theo tĩnh mạch xuống tâm thất
+ tuần hoàn lớn : máu từ tâm thất theo dộng mạch chủ => mao mạch => tĩnh mạch => về tâm thất
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 62 Sinh học 11: Trình bày một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau
Câu hỏi 3 trang 63 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.3:
Câu hỏi 4 trang 64 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.
Câu hỏi 7 trang 66 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn