Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 12 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

Chuyện về hai hạt lúa

   Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt,đều to khỏe và chắc mẩy.

   Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

   Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

   Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống

b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt

c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất

Câu 2: Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới

b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới

c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?

a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.

b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.

c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công

b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.

c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

(1)….iều….iều, bọn….ẻ….ăn….âu…úng tôi rủ nhau…ơi…..uyền,….ơi….ong …óng , ….ơi….ận giả….ên….iền đê.

(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm….ú tại….ụ sở ủy ban với vị phó….ủ tịch vì đồng ….í công an phụ….ách hộ khẩu bận đi họp.

b) Tiếng có vần ươn hoặc ương

(1)     Cá không ăn muối cá………

Con cãi cha mẹ trăm…….con hư.

(2) Lưỡi không….nhiều…….lắt léo.

(3)……………..người như thể …….thân.

Câu 2: a) Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người :

(1) Thắng không kiêu, bại không nản

(2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(3) Thua keo này, bày keo khác

(4) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

(5) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b) Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau :

(1) Ý kiến của bạn Tuấn quả là…………

(2) Lan là người bạn………của tôi

(3) Nữ Oa……….vá trời.

Câu 3: Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xanh, chậm)

Cách thể hiện mức độ

xanh

chậm

(1) tạo ra từ ghép hoặc từ láy

………………….

………………….

………………….

………………….

(2) thêm các từ rất, quá, lắm….

………………….

………………….

………………….

………………….

(3) tạo ra phép so sánh

………………….

…………………

……………………

……………………

Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện :

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu hoặc có ước mơ cao đẹp.

Chú ý : Em tự lập dàn ý vào vở để chuẩn bị cho bài kiểm tra về văn kể chuyện ở tuần 12.

Đáp án

Phần I-

1.c           2.a             3.b           4.a

Phần II-

Câu 1. a) (1) Chiều chiều,bọn trẻ chăn trâu chúng tôi rủ nhau chơi chuyền, chơi chong chóng, chơi trận giả trên triền đê.

(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm trú tại trụ sở ủy ban với vị phó chủ tịch vì đồng chí công an phụ trách hộ khẩu bận đi họp.

b) (1) Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường  con hư.

(2) Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

(3) Thương người như thể thương thân.

Câu 2. a) Gạch dưới các câu: (1) ; (3) ; (4) ; (5)

b) Điền từ có tiếng chí: (1) chí lí ; (2) chí thân ; (3) quyết chí

Câu 3. VD:

Cách thể hiện mức độ

xanh

chậm

(1)tạo ra từ ghép hoặc từ láy

Xanh xanh (hoặc : xanh lè, xanh ngắt..)

Chầm chậm (hoặc : chậm rì rì )

(2) thêm các từ rất,quá,lắm

Rất xanh (hoặc : xanh quá, xanh cực kì…)

Rất chậm (hoặc : chậm quá, chậm lắm …)

(3) tạo ra phép so sánh

Xanh như tàu lá ( hoặc : xanh như chàm…)

Chậm như rùa ( hoặc : chậm như sên…)

Câu 4. VD :

a) (Kết bài mở rộng bằng cách nói lên suy nghĩ về câu chuyện): Cũng là hạt lúa nhưng vì có những sự lựa chọn khác nhau mà kết cục trái ngược nhau. Tôi mong rằng sự lựa chọn của hạt lúa thứ hai sẽ là sự lựa chọn của mỗi chúng ta khi đứng trước “cánh đồng” bao la của cuộc đời này.

b) Em có thể chọn truyện ở SGK hoặc truyện trong sách này như: Phép màu giá bao nhiêu? Một vị bác sĩ, “Ông lão ăn mày” nhân hậu…(hoặc: Ước mơ, Chiếc dù màu đỏ…)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 (Đề 2)

Thời gian: 45 phút

Bài 1: Gạch chân các tính từ trong đoạn thơ sau:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao!

 Em mơ làm nắng ấm

đánh thức bao mâm xanh

Vươn lên từ đất mới

Mang cơm no áo lành.

Đoạn trên có:

- Các động từ là :……………................................................................................................

- Các danh từ là :……………................................................................................................

Bài 2: Cho các từ: thoang thoảng, rất, đậm, nhất

Điền các từ chỉ mức độ đã cho trên đây vào chỗ trống cho phù hợp:

Ngọc lan là giống hoa ………… quý. Hoa rộ …………… vào mùa hè. Sáng sớm tinh mơ, những nụ lan đã he hé nở, hương lan  ………………………………… toả theo làn gió nhẹ. Đến giữa trưa, nắng càng gắt, hương lan càng thơm  ………………  Hương toả ngào ngạt khắp cả xóm khiến cho người ngây ngất.

Bài 3: Với mỗi ô trống cho hai ví dụ về các thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm:

Cách thể hiện mức độ vàng đẹp ngoan hiền

Tạo ra các

từ láy

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

Tạo ra các

từ ghép

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

Thêm các từ

Rấtt, quá, lắm...

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

Tạo ra phép

so sánh

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

.........................

Bài 4: Viết lại 3 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về ý chí, nghị lực của con người (sự kiên trì, lòng quyết tâm)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Đánh giá

0

0 đánh giá