Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 có đáp án, chọn lọc, tài liệu bao gồm 5 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi Học kì 2 môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Thơ tự sự : ( Bốn chữ , năm chữ)
*Học thuộc hai bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ , Lượm
Câu 1: Đêm nay Bác không ngủ:
*Nội dung: Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
* Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc hoạ hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
Câu 2: Lượm
*Nội dung: Bắng cách kết hợp kể và tả, cảm bài thơ khắc họa hình ảnh nhân vật Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi với dân tộc.
* Nghệ thuật: Thơ bốn chữ, từ láy gợi hình giàu âm điệu. Thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật.
PHẦN II: Tiếng Việt
Câu 1: Phó từ là gì? Phân loại phó từ?
*Khái niệm:
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. (Đã, vẫn, rất...)
*Ví dụ: Vậy là mùa xuân mong ước đã đến.
*Có 2 loại phó từ lớn:
+ Phó từ đúng trước động từ, tính từ
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Văn miêu tả là gì?
- Văn miêu tả là loại văn nh m giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...
a. Phương pháp tả người:
- Xác định đối tượng miêu tả. (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả.
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
b. Bố cục:
* Mở bài: Giới thiệu người được tả.
* Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... )
*Kết bài: Thường nhận xét hay nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
c. Phương pháp tả cảnh:
- Quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biẻu cho cảnh sắc đó.
-Trình bày những điều uan sát được theo một thứ tự nhất định