Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO
I. ÔN LẠI LÍ THUYẾT VỀ VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
Câu hỏi:
1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác nhau?
2. Nội dung văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác nhau?
3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và báo cáo có gì giống và khác nhau?
4 . Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong
mỗi loại văn bản?
Gợi ý:
1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có những điểm khác nhau như sau:
- Văn bản báo cáo: được viết để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả của một cá nhân
hay tập thể lên cấp trên.
- Văn bản đề nghị: Được viết khi một cá nhân hay một tập thể có nhu cầu, quyền lợi chính
đáng nào đó trong cuộc sống sinh họat và học tập, muốn gửi lên các cá nhân hay tổ chức có
thẩm quyền để nêu lên ý kiến, nguyện vọng của mình.
2. Nội dung văn bản đề nghị và báo cáo có điểm khác nhau sau:
- Văn bản báo cáo
- Phải cụ thể chính xác về số liệu, ngày tháng phải rõ ràng, không nhất thiết phải đầy đủ tất cả
nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả
như thế nào?
- Văn bản đề nghị: Phải đảm bảo các mục Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và báo cáo có điểm giống và khác nhau sau:
- Giống nhau ở chỗ đều phải có các mục sau:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian làm văn bản
+ Tên văn bản.
+ Nơi nhận văn bản.
+ Tên cá nhân hoặc tổ chức làm báo cáo, đề nghị.
+ Lí do.
+ Chữ kí.
- Khác nhau: Báo cáo thường có nhiều đề mục và nội dung cũng dài hơn so với văn bản đề
nghị.
4. Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót:
+ Tên văn bản cần viết hoa, khổ chữ to, đậm.
+ Trình bày các phần cân đối rõ ràng. Những mục cần chú ý: Tên cá nhân hay tổ chức đề nghị,
báo cáo và nội dung của hai loại văn bản trên.
II- LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm
văn bản báo cáo và một tình huống phải làm văn bản đề nghị.
Gợi ý:
- Tình huống viết báo cáo: Hết học kì I, em làm báo cáo về tình hình học tập và rèn luyện đạo
đức của các bạn trong lớp để cô giáo chủ nhiệm được biết.
- Tinh huống viết văn bản đề nghị: Ở lớp em, một quạt mát đã bị hỏng. Do thời tiết mùa hè
nóng nực đã ảnh hưởng tới việc học tập của các bạn. Em thay mặt lớp viết văn bản đề nghị
lên Ban Giám hiệu nhà trường để Ban Giám hiệu có kế hoạch sửa chữa lại kịp thời.
Bài tập 2: HS dựa vào 2 tình huống trên, kết hợp với các kiến thức đã học về văn bản báo cáo
và văn bản đề nghị để viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Bài tập 3: Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản:
Gợi ý:
a. HS phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh và đề đạt nguyện vọng của mình
b. HS phải viết báo cáo.
c. Cả lớp phải làm văn bản đề nghị lên cô giáo chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường để
khen thưởng bạn H.