Soạn bài Từ Hán Việt - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 3 1.2 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Từ Hán Việt mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

TỪ HÁN VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các
tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.
Gợi ý: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn:
núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi).
Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu,
ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ:
nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...
b) Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống
nhau không?
(1) thiên niên kỉ
(2) thiên lí mã
(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.
Gợi ý: Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2)
nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố
Hán Việt.
2. Từ ghép Hán Việt
a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá
hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
Gợi ý: Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.
b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các
tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
Gợi ý: Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ
đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
c) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm
(trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ
ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Gợi ý: Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với
từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:
- hoa
1: hoa quả, hương hoa / hoa2: hoa mĩ, hoa lệ
- phi
1: phi công, phi đội / phi2: phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
- tham
1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
- gia
1: gia chủ, gia súc / gia2: gia vị, gia tăng
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoa có các nghĩa: bông hoa,
người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự
vào. Gia: nhà, thêm vào.
2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:

quốc đế quốc,...
sơn sơn trại,...
định cư,...
bại thất bại,...


3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng
hoả vào bảng phân loại:

chính - phụ
phụ - chính


Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các
từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hoả.
4. Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính - phụ tri thức, địa lí, ...
phụ - chính cường quốc, tham chiến,...





Xem thêm
Soạn bài Từ Hán Việt - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Từ Hán Việt - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Từ Hán Việt - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống