Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 2 1.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Xa ngắm thác núi Lư mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng
ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn
thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập
nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.
Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng
khoáng. Hình ảnh tong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
2. Tác phẩm
Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài
thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi lư) và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng
(trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và
miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của
thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được
cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước.
2. Ngay ở câu thơ đầu tiên (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh
núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu
tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình
ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu
thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước
sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong
cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh.
3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền
xuyên (nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải

thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng
sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như
một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên
kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức
ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.
Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay
thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn
tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn
dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một
cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn
đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước
trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.
4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn
luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng
diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi
Lư ta phần nào thấy được điều đó.
5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách
hiểu trong chú thích).
Gợi ý: Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn:
chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối
hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào
điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa. Cần đọc
chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình
ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
 

Xem thêm
Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống