Soạn bài Phò giá về kinh - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 2 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Phò giá về kinh mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Trần Quang Khải

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị
tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân
Mông Nguyên (1281 - 1285; 1287 - 1288), được phong Thượng tướng. Sau chiến thắng
vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái
thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh
làm bài thơ này.
2. Thể loại
(Xem bài Nam quốc sơn hà)
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ trong câu, cách
hiệp vần.
Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ?
Vần trong các từ cuối của các câu 2, 4 có gì giống nhau?
2. Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:
- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh
chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng
thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.
3. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
có nhiều điểm tương đồng:
- Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý
chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm.
Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Đọc cả bài thơ theo nhịp 2/3. Hai câu đầu đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện
được không khí chiến thắng hào hùng. Hai câu sau hạ thấp giọng, đọc chậm lại, thể hiện
những suy tư của tác giả về việc bảo vệ và gìn giữ nền thái bình muôn thuở.
2. Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến
thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần. Những dòng thơ chắc
khoẻ tràn đầy khí thế cũng là bầu nhiệt huyết sục sôi mong được cống hiến hết mình cho
đất nước của nhà thơ nói riêng và của mỗi người trong thời đại ấy nói chung.
 

Xem thêm
Soạn bài Phò giá về kinh - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Phò giá về kinh - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống