Soạn bài Bài ca Côn Sơn - ngắn nhất Soạn văn 7

Tải xuống 3 1.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Bài ca Côn Sơn mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

 Soạn bài: Bài ca Côn Sơn

BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn ca)
Nguyễn Trãi

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau
dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là một nhân vật lịch sử lỗi
lạc, toàn tài hiếm có nhưng cũng là người phải chịu cái án oan vào loại thảm khốc nhất
trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là danh
nhân văn hoá thế giới (năm 1980).
2. Tác phẩm
Bài Côn sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại
Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương).
Đoạn thơ trong SGK này được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận dạng thể thơ của bài thơ dịch về số câu, số chữ, cách hiệp vần theo những kiến
thức đã biết về thể thơ lục bát.
2. Đoạn thơ có năm từ ta.
a) Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ.
b) Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi
trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta
hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian.
c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví
von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như
những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu
trí tưởng tượng.
3. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết

thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn
đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu
xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.
4.* Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang,
gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một
thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc
làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho
dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm
hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vẫn dành cho thiên nhiên
một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao
quý của ông.
5. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp
phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Khi đọc, cần chú ý:
- Nhịp điệu của các câu thơ:
+ Các câu sáu có nhịp 2/4.
+ Các câu tám chủ yếu theo nhịp 4/4, trừ câu thứ hai "Ta nghe / như tiếng đàn cầm bên
tai" được viết theo nhịp 2/6.
Với nhịp điệu như vậy cần đọc chậm, thong thả, rõ ràng, chú ý ngắt đúng nhịp để tăng
sức diễn cảm.
- Về thanh điệu:
+ Các tiếng thứ tư (cả câu sáu và câu tám) đều là thanh trắc, sau đó là thanh bằng. Cách
bố trí thanh điệu như vậy khiến cho ở giữa các câu thơ, giọng điệu có xu hướng cao lên
rồi lại hạ thấp xuống, tạo ra một âm điệu trầm bổng, du dương. Khi đọc phải chú ý lên
cao giọng ở giữa câu và hạ thấp dần ở cuối câu.
2. So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hia câu thơ “Côn Sơn suối chảy
rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối
trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya):
Gợi ý: Cả hai cách ví von này đều là sản phẩm của những tâm rất nên thơ và tinh tế (ẩn

sau một tình yêu say đắm với thiên nhiên). Tuy sự so sánh có khác nhau (một bên so sánh
với tiếng đàn cần, bên kia tiếng suối được cảm như tiếng hát của một người sơn nữ) thế
nhưng cả hai đều gợi ra sự ấm áp, tươi vui; gợi về tình yêu, niềm tin và sức sống.
 

Xem thêm
Soạn bài Bài ca Côn Sơn - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Bài ca Côn Sơn - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Bài ca Côn Sơn - ngắn nhất Soạn văn 7 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống