Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về cách chuyển đổi dấu câu môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, đúng ý; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.
1. DẤU CHẤM
Dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể).
Ví dụ:
- Cửa sổ phòng số 4 chưa được đóng lại.
- Mẹ đưa Lan đi học vào lúc 7 giờ sáng hàng ngày
2. DẤU PHẨY
- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu.
VD: Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có hai chị em cùng cha khác mẹ.
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
VD: Trời mưa, đường ngập nước, học sinh không đến lớp đúng giờ.
- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng.
VD: Ông, bà, bố, mẹ đều là những người em yêu quý nhất.
(Lưu ý: Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy)
3. DẤU HAI CHẤM
Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
VD: Chiếc áo có các màu: đỏ, vàng, xanh, tím, hồng.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay với lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
VD: Cô giáo nói: “Bạn Hoa lên lau bang giúp cô”.