Soạn bài Câu nghi vấn - ngắn nhất Soạn văn 8

Tải xuống 2 1.8 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 8: Câu nghi vấn mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn Văn 8: Câu nghi vấn

Bài giảng: Câu nghi vấn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
a.
- Câu nghi vấn đó là:
+
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
- Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn:
+ Có những từ nghi vấn: "
Có ... không", "làm sao" và từ "hay".
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.

II. Luyện tập
Câu 1:
Có những câu nghi vấn sau:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng
trước cửa nhà ta đấy hả?
- Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:
+ Có những từ nghi vấn như:
Phải không, tại sao, gì, không, hả.
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

Câu 2:
- Các câu này đều là những câu nghi vấn vì có từ "hay"
- Không thể thay từ "
hay" bằng từ "hoặc" trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì
câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.

Câu 3:
Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có ...
không, tại sao, không
) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ
trong một câu.
Trong câu c, d các từ
nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định
tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.

Câu 4:
Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: Có ... không; đã ... chưa. Về ý
nghĩa, câu (b) cho ta biết:
Trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới
vấn đề này.
Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là
khỏe hoặc không khỏe. Câu trả lời thích hợp với
câu (b) là:
Đã khỏe hoặc chưa khỏe.
Ví dụ:
- Cái cặp này có đẹp không?
- Cái cặp này đã cũ chưa?

Câu 5:
Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, "bao giờ" đứng đầu câu
còn trong câu b, "
bao giờ" đứng cuối câu.
Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b
hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 6:
Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng
nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe
rẻ được.
 

Xem thêm
Soạn bài Câu nghi vấn - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Câu nghi vấn - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống