Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 8: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn Văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn và trả lời các câu hỏi:
a.
- Hồ Hoàn Kiếm:
+ Nguồn gốc hình thành.
+ Sự tích những tên hồ.
- Đền Ngọc Sơn:
+ Nguồn gốc và quá trình xây dựng đền
+ Vị trí và cấu trúc đền.
b. Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết
sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí, ... về đối tượng đó.
c. Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách báo, tài liệu liên quan,
thu thập thông tin, xem phim ảnh, ... tốt nhất là có điều kiện đến tham quan trực tiếp.
d.
- Bài viết được trình bày bố cụ 3 phần, còn thiếu mở bài và kết bài.
- Phần thân bài: Còn thiếu vị trí, độ rộng, hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, đền Ngọc Sơn, cầu
Thê Húc.
- Nội dung bài viết còn khô khan, chưa miêu tả được quang cảnh xung quanh, cây cối, màu
nước, ...
e. Phương pháp thuyết minh chủ yếu: Nêu định nghĩa và giải thích.
II. Luyện tập
Câu 1: Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như
sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Thân bài:
Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
Kết bài: Nói chung về khu vực Bờ Hồ.
Câu 2: Có thể từ trên gác nhà Bưu Điện nhìn bao quát cảnh hồ, đền:
- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc vào đền.
- Từ Ba Đình ra hồ, về phía Thủy Tạ, về phía Tháp Rùa.
- Tả bên trong đền.
Câu 3: Những chi tiết tiêu biểu:
- Rùa Hồ Gươm.
- Truyền thuyết trả gươm thần.
- Cầu Thê Húc, Tháp Bút.
- Vấn đề giữ gìn cảnh quan và trong sạch Hồ Gươm.
Câu 4:
Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội"
có thể sử dụng ở nhiều vị trí: Trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền
Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng
có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.