Soạn bài Câu cầu khiến - ngắn nhất Soạn văn 8

Tải xuống 2 2.1 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 8: Câu cầu khiến mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn Văn: Câu cầu khiến

Bài giảng: Câu cầu khiến

I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu 1:
Câu cầu khiến và tác dụng:
a.
- Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo)
- Cứ về đi (yêu cầu)
b.
Đi thôi con (yêu cầu).
Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến. Những từ cầu khiến:
Đừng, ... đi, thôi.

Câu 2:
- Khi đọc câu "Mở cửa!" trong (2), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu
cầu khiến (khác với câu "Mở cửa!" trong (1) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn).
- Trong (1), câu "Mở cửa!" dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (2), câu "Mở
cửa!" dùng để yêu cầu, sai khiến.

II. Luyện tập
Câu 1:
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: Hãy, đi, đừng.
- Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có
mặt trong đối thoại. Cụ thể:
+ Trong (a): Chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là
Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước
đó).
+ Trong (b): Chủ ngữ là
Ông giáo.
+ Trong (c): Chủ ngữ là
chúng ta.
- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít
nhiều đều có sự thay đổi. Chẳng hạn:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương (thêm chủ ngữ, nội dung câu không đổi,
người nghe được nói tới cụ thể hơn).
+
Hút trước đi. (bớt chủ ngữ, ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự
hơn).
+
Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi chủ
ngữ, nội dung câu có thay đổi, trong chủ ngữ không có người nói).

Câu 2: Có những câu cầu khiến sau:
a. Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi. (vắng chủ ngữ)
b. Các em đừng khóc. (có chủ ngữ ngôi thứ 2 số nhiều)
c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! (vắng chủ ngữ)
Trong những tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành
động nhanh và kịp thời thì câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ chỉ người tiếp
nhận thường vắng mặt.

Câu 3:
Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em) trong câu (b) làm cho ý
nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.

Câu 4:
Câu nói của Dế Choắt có mục đích cầu khiến nhưng ý cầu khiến rất nhẹ. Sở dĩ Dế Choắt
nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so
với Dế Mèn. Bên cạnh đó, Dế Choắt lại là người yếu đuối, nhút nhát nên đã chọn cách nói
như vậy.

Câu 5:
So sánh hai câu, hai cách nói: "Đi đi con!" và "Đi thôi con", ta thấy ở câu thứ nhất, chỉ có
người con đi. Còn ở câu thứ hai, cả người con và người mẹ đều cùng đi. Hai câu này không
thể thay thế cho nhau được, vì có nội dung khác nhau.
 

Xem thêm
Soạn bài Câu cầu khiến - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Câu cầu khiến - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống