40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án

Tải xuống 9 2.2 K 16
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án, tài liệu bao gồm 9 trang, tuyển chọn 40 câu trắc nghiệm chương nguyên tử (có đáp án và lời giải chi tiết ), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử có đáp án

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

  1. Cl        B. Na        C. F        D. Cu

Đáp án: A (HD: Z = (52 + 16)/4 = 17 ⇒ Y là Cl)

Câu 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

  1. Br.        B. Cl.        C. Zn.        D. Ag.

Đáp án: A

Câu 3: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

  1. [Ne]3s2 B. [Ne] 3s23p1 C. [Ne] 3s23p2        D. [Ne] 3s23p3

Đáp án: B (HD: Z = (40 + 12)/4 = 13 ⇒ cấu hình: 1s22s22p63s23p1 )

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

  1. Cr.        B. Cu.        C. Fe.        D. Zn.

Đáp án B (HD: Z = (90 + 2.2 + 22)/4 = 29 ⇒ Cu )

Câu 5: Nguyên tố được cấu tạo bởi mấy loại hạt cơ bản?

  1. 1        B. 2        C.3        D.4

Đáp án C

Câu 6: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

  1. Electron        B. Electron và notron
  2. Proton và notron        D. Electron và proton

Đáp án D

Câu 7: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

  1. electron, proton và nơtron        B. electron và nơtron
  2. proton và nơtron        D. electron và proton

Đáp án C

Câu 8: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

  1. Có cùng số khối A        B. Có cùng số proton
  2. Có cùng số nơtron        D. Có cùng số proton và số nơtron

Đáp án B

Câu 9: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

  1. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
  2. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
  3. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
  4. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Đáp án A

Câu 10: Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là :

  1. 1s22s22p63s23p63d14s2.        B. 1s22s22p63s23p64s23d1.
  2. 1s22s22p63s23p63d24s1.        D. 1s22s22p63s23p64s13d2.

M3+ có 18 e ⇒ M có 21e ⇒ cấu hình: 1s22s22p63s23p63d14s2.

Đáp án A

Câu 11: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là 2412Mg, 2512Mg, 2612Mg. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
  2. Đây là 3 đồng vị.
  3. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
  4. Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.

Đáp án A

Câu 12: Chọn câu phát biểu sai:

  1. Số khối bằng tổng số hạt p và n
  2. Tổng số p và số e được gọi là số khối
  3. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân
  4. Số p bằng số e

Đáp án B

Câu 13: Nguyên tử 2713Al có:

  1. 13p, 13e, 14n.        B. 13p, 14e, 14n.
  2. 13p, 14e, 13n.        D. 14p, 14e, 13n.

Đáp án A

Câu 14: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử 3919 là:

  1. Electron        B.Proton        C. Notron        D. Cả A và B

Đáp án B

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng:

  1. Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, notron, electron.
  2. Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.
  3. Điện tích hạt nhân bằng số proton và số electrong trong nguyên tử.
  4. Số khối A của nguyên tử được tính bằng tổng của số proton và số notron trong nguyên tử.

Đáp án C

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử được cấu tạo tử 3 loại hạt cơ bản.

2) Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.

(3) Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số notron.

(4) Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân

(5) Số khối A của nguyên tử là tổng của số proton và số electron trong nguyên tử.

(6) Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số electron.

Số phát biểu đúng là:

  1. 3        B. 4        C. 5        D.6

Đáp án B (1,2,4,5)

Câu 17: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 notron. Số khối của nguyên tử flo là:

  1. 10        B.18        C. 19        D. 28

Đáp án C (HD: Số khối A= N + P = 19)

Câu 18: Số notron trong nguyên tử K là:

A.19        B. 20        C.39        D.58

Đáp án B

Câu 19: Nguyên tử photpho có 16 notron, 15 proton. Số hiệu nguyên tử của P là:

  1. 15        B. 16        C. 31        D. 30

Đáp án A

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là

  1. 56137A
  2. 13756A
  3. 5681A
  4. 8156A

Đáp án A

Câu 21: Nguyên tử X có ký hiệu 1939X. Xác định số notron trong X

  1. 19        B. 20        C. 39        D.1

Đáp án B

Câu 22: Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy:

  1. Trong hạt nhân nguyên tử
  2. Bên ngoài hạt nhân nhưng ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.
  3. Bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân
  4. Trong vùng không gian xung quanh hạt nhân, vì electron có thể được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Đáp án B

Câu 23: Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e

  1. Có cùng sự định hướng không gian
  2. Có cùng mức năng lượng.
  3. Khác nhau về mức năng lượng.
  4. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Đáp án B

Câu 24: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp:

  1. 1        B. 2        C. 3        D. 4

Đáp án C

Câu 25: Lớp e thứ 3 có tên là:

  1. K        B. L        C. M        D. N

Đáp án C

Câu 26: Trong tự nhiên Brom có 2 đồng vị bền: 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.

  1. 79,98        B. 79,89        C.81        D.80

MTB = (79.50,69+81.49,31)/100= 79,98

Đáp án A

Câu 27. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hat không mang điên là 10. Vây X là:

  1. F        B. Na        C. Mg        D. Al

Theo đề bài: 2Z + N = 34 và 2Z – N = 10

⇒ Z = 11 là điện tích hạt nhân của Natri

Đáp án B

Câu 28: Bo trong tự nhiên có 2 đồng vị 10B và 11B. Hỏi trong 760 nguyên tử B thì có bao nhiêu nguyên tử 10B. Biết A= 10,81

  1. 122        B. 144        C. 616        D. 380

Đáp án B

(HD: Đặt số nguyên tử 10B là x. Ta có:

Vậy trong 760 nguyên tử Bo thì có 144 nguyên tử 10B)

Câu 29. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là

  1. Na.       B. K.       C. Ne.       D. F.

M+ : 2s22p6 ⇒ M: 2s22p63s1 ⇒ p = 11 ⇒ Na

Đáp án A

Câu 30. Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+?

  1. 1s22s22p63s23p63d64s2
  2. 1s22s22p63s23p63d6
  3. 1s22s22p63s23p63d5
  4. 1s22s22p63s23p63d44s2

Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 ⇒ Fe2+ : 1s22s22p63s23p63d6

Đáp án B

Câu 31. Nguyên tử X có 5 electron ở lớp L. Số hạt proton của nguyên tử X là :

  1. 13        B. 7       C. 23       D. 9

Lớp K có 2e + Lớp L có 5e = 7e

Đáp án B

Câu 32. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?

  1. Lớp N        B. Lớp L        C. Lớp M        D. Lớp K

Đáp án D

Câu 33. Lớp electron có số e tối đa là 18 là:

  1. lớp K        B. lớp L        C. lớp M        D. Lớp N

có 1 obitan ⇒ tối đa 2e

Lớp L có 4 obitan ⇒ tối đa 8e

Lớp M có 9 obitan ⇒ tối đa 18e

......

Đáp án C

Câu 34. Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là  và  . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị , lần lượt là

  1. 70% và 30%       B. 27% và 73%       C. 73% và 27%        D. 64% và 36 %

Sử dụng công thức A= (63.x+(100-x).65)/100=63,54 ⇒ x = 73%

Đáp án C

Câu 35. Tổng số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử 3786Rb là

  1. 123       B. 37       C. 74       D. 86

p = 37, n = 86 - 37 = 49 ⇒ tổng số hạt = 37.2 + 49 = 123

Đáp án A

Câu 36. Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt nơtron là 28?

Đáp án B

Câu 37. Một nguyên tử X có 17 electron và 20 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử X là

Đáp án D

Câu 38. Phát biểu nào sau đây là sai:

  1. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
  2. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
  3. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
  4. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Đáp án B

Câu 39. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  1. electron.        B. electron và nơtron.
  2. proton và nơton.       D. proton và electron.

Đáp án D

Câu 40. Lớp thứ n có số obitan là:

  1. n2 B. 2n2 C. 3n       D. 3n2

Đáp án A

 

Xem thêm
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 1)
Trang 1
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 2)
Trang 2
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 3)
Trang 3
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 4)
Trang 4
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 5)
Trang 5
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 6)
Trang 6
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 7)
Trang 7
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 8)
Trang 8
40 bài tập trắc nghiệm chương Nguyên tử hóa học 10 có đáp án (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống