Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lý 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí mới nhất, theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS biết được phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu thế nào là lưới kinh, vĩ tuyến.
2. Kỹ năng:
Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu
3. Thái độ:
Cần biết được kinh độ, vĩ độ để xác định phương hướng trên thực tế.
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, thảo luận, trực quan…
III. Chuẩn bị giáo cụ.
GV: - Bảng phụ vẽ H10, 11 SGK trang15
- Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á.
- Quả địa cầu.
HS: Soạn bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK
IV.Tiến trình bài dạy::
1. Ổn định tổ chức.
6a……………………………………………………………………….
6b ………. ……………………………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ.
Tỉ lệ bản đồ là gì?
Gọi HS làm BT 2- 3 SGK trang 14
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: Khi nghe đài phát thanh báo cơn bão mới hình thành, để làm công việc
phòng chống bão và theo dõi diển biến cơn bão chuẩn xác cần phải xác định vị trí di
chuyễn cơn bão. Để làm được công việc trên, ta phải nắm vững phương pháp xác định
phương hướng và toạ độ địa lí của các điểm trên bản đồ.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1.
|
1. Phương hướng trên bản đồ: - Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính) Hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam. - Cách xác định phương hướng trên bản đồ. + Với bản đồ có kinh, vĩ tuyến : phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng. + Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ Địa Lí. a. Khái niệm: - Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Toạ độ địa lí của 1 điểm chính là kinh độ và vĩ độ của 1 điểm nào đó trên bản đồ. b. Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm: - Viết Kinh độ ở trên Vĩ độ ở dưới. VD: Điểm C 200 T 100B 3. Bài tập: a. Xác định hướng bay + HN -> Viêng Chăn hướng Tây Nam |
+ Nhóm 2: từ HN -> Gia các ta
|
+ HN -> Gia các ta hướng Nam + HN -> Ma ni la hướng Đông Nam + Cu a la Lăm pơ -> Băng Cốc hướng Bắc + Cu a la Lăm pơ -> Ma ni la hướng Đông Bắc + Mani la -> Băng Cốc hướng Tây Nam b. Xác định toạ độ địa lí các điểm A, B, C + Điểm A: 1300Đ + Điểm D: 1000Đ 10 0B 100 B + Điểm B: 1100Đ + Điểm E: 1400Đ 10 0B 00 + Điểm C: 1300Đ + Điểm G: 1300Đ 00 150B c. Tìm các điểm có toạ độ ĐL: 1300Đ 1000Đ 10 0B 100 B d. Hướng đi từ O -> A,B,C,D + Từ O ->A hướng Bắc + Từ O ->B hướng Đông + Từ O ->C hướng Nam + Từ O ->D hướng Tây |
4. Củng cố: - GV treo bảng phụ các hướng gọi HS lên xác định.
- GV dùng quả địa cầu gọi HS lên xác định BT 1 SGK trang 17.
5. Dặn dò:
- Học bài và làm BT 1, 2 cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 5 "Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ",
tìm ví dụ minh hoạ nội dung, hệ thống, kí hiệu và biểu hiện các đối tượng địa lí về
địa điểm, số lượng, vị trí, nhân tố không gian…