Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lý 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất mới nhất, theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước kinh tuyến gốc, vĩ
tuyến gốc; kinh tuyến Đông, Tây; vĩ tuyến Bắc, Nam; nữa cầu Đông, Tây, Bắc, Nam.
2. Kỹ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác đinh được các đường kinh tuyến gốc, vị tuyến gốc, nửa cầu Bắc, Nam, Đông,
Tây.
3. Thái độ: Hiểu một số khái niện và công dụng của đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh
tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận…
III. Chuẩn bị giáo cụ:
GV: Quả địa cầu, H1.2.3 SGK phóng to
HS: Trả lời câu hỏi, chuẩn bị bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu nội dung của môn địa lý 6
? Phương pháp để học tốt môn địa lý 6
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy
nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta có sự sống. Từ xa sưa con người đã tìm cách
khám phá những bí ẩn của trái đất về hình dạng, kích thước, vị trí của trái đất. Vậy
những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học
hôm nay?
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1 GV: Hành tinh là những ngôi sao không tự phát sáng. Mặt trời là những ngôi sao tự phát sáng. GV Treo tranh hệ mặt trời lên bảng GV Hệ mặt trời là hệ gồm các hành tinh quay xung quanh nó? ? Hệ mặt trời gồm có mấy hành tinh ? TĐ nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần MT ? Nếu TĐ không nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ - Sao kim thì Trái Đất có sự sống không? (Không. Vì với khoảng cách 150 triệu km vừa đủ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng) ? Ý nghĩa vị trí thứ 3 của trái đất ? Ngoài hệ mặt trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giông trái đất của chúng ta không? (hệ mặt trời của chúng ta chỉ là 1 bộ phận nhỏ bé trong dải ngân hà nơi có khoảng 200 tỉ ngôi sao tự phát sáng giống mặt trời mà dải ngân hà chỉ là 1 trong hàng chục tỉ thiên hà trong vũ trụ) Hoạt động 2 ? Trong trí tưởng tượng của người xưa |
1. Vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời. - Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời * Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của trái đất: Là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống. 2. Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến a. Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu b. Kích thước: - TĐ có kích thước rất lớn - Có diện tích: 510 triệu km2 c. Hệ thống kinh- vĩ tuyến: - Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu - Vĩ tuyến là vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu |
Trái Đất có hình dạng ntn qua phong tục bánh trưng, bánh dày? GV: Hành trình vòng quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083ngày đã có câu trả lời đúng về hình dạng của TĐ ? TĐ có hình dạng ntn? Quan sat H2 SGK ? Đọc độ dài bán kính, kích thước đường xích đạo? ? Nhận xét gì về kích thước trái đất? ? Các đường nối các điểm cực Bắc và Nam là những đường gì? ? Độ dài các đường ntn? ? Các vòng tròn trên quả địa câu là những đường gì? độ dài của chúng? GV: Trên thực tế bề mặt TĐ không có các đường kinh vĩ tuyến nó chỉ đươc biểu hiện trên bản đồ, qủa địa cầu theo quy ước quốc tế thì kinh tuyến gốc GV. Người ta quy ước các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định: bán cầu Đông-Tây-Bắc-Nam. ? Đối diện kinh tuyến gốc 0 độ là kinh tuyến bao nhiêu độ. |
vuông góc với đường kinh tuyến - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến sồ 00 (còn được gọi là đường Xích đạo) - Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ, trên đó có các châu: Âu, Á Phi và Đại Dương. - Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam. |
4. Củng cố: - Gọi HS lên xác định trên quả Địa Cầu
- Học sinh xác định vị trí của Trái Đất
5. Dặn dò:
- Học bài và làm BT cuối bài
- Chuẩn bị trước bài 2 "Bản đồ - cách vẽ bản đồ"