Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31

Tải xuống 5 2.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31, tài liệu bao gồm 5 tranggiúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI TẬP CUỐI TUẦN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TUẦN 31

  1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:


BÔNG SEN TRONG GIẾNG NGỌC

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.
Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.
Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi : 
Câu 1. Mạc Đĩnh Chi là người ….
a. Đen đủi, xấu xí.

b. Trắng trẻo, đẹp trai.
c. Ngoại hình to cao.

d. Ngoại hình nhỏ bé.
Câu 2. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra như thế nào ?
a. Thông minh

b. Chăm chỉ.

c. Hiền lành.

d. Hiếu động
Câu 3. Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên ?
a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo.
b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí.
c. Vì Mạc Đĩnh Chi mặt mũi xấu xí,người bé loắt choắt, lại là con thường dân.
d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.
Câu 4. Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.
b. Vì vua đọc bài phú thấy rất hay.
c. Vì bông hoa sen rất đẹp
d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.
Câu 5. Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Câu “ Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên” Thuốc kiểu câu gì?
a. Ai làm gì

b. Ai thế nào ?

c. Ai là gì ?

d. Câu hỏi.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì ?
“Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ”.
a. Chỉ nơi chốn

b. Chỉ nguyên nhân 
c. Chỉ thời gian

d. Chỉ địa điểm
Câu 9. Viết thêm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ để hoàn chỉnh câu sau.
Trong nhà,……………………………………………….......................................
Câu 10. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có bạn Hoa làm được.

Hãy đặt một câu cảm để bày tỏ sự thán phục bạn.
……………………………………………………………………………………………………………………
II. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
1. Chính tả: Nghe - viết. Bài “Vương quốc vắng nụ cười”.
( từ " Một năm trôi qua .....học không vào." Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 146)
………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………….......

......................................

2. Bài tập luyện từ và câu

Câu 1. Tìm từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào chỗ trống:

- lanh / (M: long lanh) - nanh /…………. .……..

- lang / ……………….. - nang /…………………..

- lẻo /…………………. - nẻo /…………………….

- nỗi /………………….. - lỗi /……………………..

Câu 2. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

  1. a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn
  2. b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ
  3. c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.

Câu 3. Nối trạng ngữ ở cột trái với vế câu thích hợp ở cột phải rồi chép lại câu đã hoàn chỉnh:

(1) Trên đường phố

 

(a) mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng

(2) Trước cổng trường

 

(b) khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng

(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương

 

(c) các bạn học sinh đã tập trung đông đủ

(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm

 

(d) người và xe đi lại tấp nập

(1) …………………………………………………………………………………………………………………………………………

(2) ...............................................................................................................................................................................

(3)……………………………………………………………………………………………………………………………………………

(4) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tập làm văn: (8 điểm)
    Hãy viết bài văn tả về một con vật nuôi mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31 (trang 1)
Trang 1
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31 (trang 2)
Trang 2
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31 (trang 3)
Trang 3
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31 (trang 4)
Trang 4
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 31 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống