Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023

Tải xuống 56 37 K 315

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2022 - 2023 tổng hợp từ đề thi môn Tiếng việt 4 của các trường TH trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi giữa học kì 2 Tiếng việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 1)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cáibát

C. Nước có hình của vật chứa nó.

D. Nước có hình cái chai

Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.

B. Nước có hình dáng nhất định.

C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí

D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Cả ba ý trên.

Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?

A. nhỏ xinh

B. xinh xinh

C. xinh tươi

D. xinh xắn

Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ……………………………………

Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:

Hình dáng của nước

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) (ảnh 1)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Tiêu chí

Điểm

* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
- Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ
- Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên

0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm

* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài
- Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài
- Chưa biết nhấn giọng

0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm

* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm

0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm

* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu
- Đọc quá 1 phút- 2 phút
- Đọc quá 2 phút

0,5 Điểm
0,25 Điểm
0,25 Điểm

* Trả lời đúng ý câu hỏi
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng
- Trả lời sai hoặc không trả lời được

1 Điểm
0,5 Điểm
0 Điểm

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

6

B

0,5

7

C

0,5

Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.

- Câu hỏi: Nam học bài phải không?

- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!

HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.

Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.

Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)

- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)

II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:

Mụclớn

mụccon

STT

Điểm thành phần

 

Mức điểm

1

Mở bài

Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em.

1 điểm

2

Thân bài

- Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh
- Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây.
- ích lợi của cây.

4 điểm

3

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ…

1 điểm

4

Chữ viết, chính tả

Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng

0,5 điểm

5

Dùng từ, đặt câu

Từ, câu phù hợp, có hình ảnh

0,5 điểm

6

Sáng tạo

- Bài viết có ý độc đáo
- Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật.

1 điểm

Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5

...........................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường,ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)

a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.

b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.

d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)

a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.

b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.

d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)

a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.

b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)

a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.

b. Vì An cảm động trước câu nói của bố.

c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.

d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)

Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)

a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.

d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Bố nói với An:

- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

a. Đánh dấu phần chú thích.

b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)

Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Trong hiệu cắt tóc

Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.

(Theo Hồ Lãng)

II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích.

Câu 2*. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 2.Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3.Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu 4.Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm

Câu 5.Gợi ý:

Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.

Câu 6.Gợi ý:

Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn.

Câu 7.Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 8.Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 9.

- Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm

Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm .

- Không viết được câu khiến: 0 điểm

Câu 10.

- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

Ví dụ:

- Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ.

- Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.

- Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

III. Tập làm văn (8 điểm)

Câu 1. Tham khảo:

Có một loại cây mà khi nhắc đến nó người ta lại nhớ đến kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, đó là cây phượng. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Mùa xuân phượng ra lá, lá xanh um mát rợi như lá me non. Lá ban đầu khép lại sau lại xòe ra cho gió đu đưa. Mùa hè lá phượng bắt đầu già màu, lá chuyển màu xanh thẫm để rồi sau đó bắt đầu cho một thời kỳ mới – thời kỳ ra hoa. Ban đầu chỉ lấm tấm vài bông nhưng sau đó là cả một sân trường. Mùa đông phượng trút hết lá để lại những cành khẳng khiu, trơ trụi. Thật may mắn khi tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một loại cây có lá và hoa thật đẹp - loài hoa học trò.

(Châu Hoàng Thúc, lớp 4G, trường Tiểu học Ngô Mây)

Câu 2. Tham khảo:

Mỗi loại trái cây đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại lợi ích riêng cho mọi người. Họ bưởi nhà tôi cũng vậy. Cơ thể tôi tròn, căng mọng từ nhỏ và lớn dần cùng thời gian. Theo đó, tôi cũng thay những bộ trang phục cho phù hợp, từ xanh đậm, đến xanh nhạt, rồi vàng ươm. Tuổi thơ tôi chẳng xa lạ gì với các bạn nhỏ chơi chuyền, chơi bóng. Nhưng tôi không thích như thế. Tôi muốn đem những vị ngon ngọt, mát lành nhất đến cho mọi người. Tôi trở thành món quả bổ dưỡng, thức quà ngon sạch cho các vị khách. Và tôi không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.

..........................................................

....................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Trống đồng Đông Sơn

(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 - trang 17)

2. Sầu riêng

(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 - trang 34)

3. Hoa học trò

(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 - trang 43)

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 - trang 48)

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm

- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

II. Đọc thầm

Vùng đất duyên hải

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.

Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

duyên hải quanh năm nắng gió.

ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.

ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.

Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:

….. tính từ. Đó là từ: ………………………

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.

Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………………

- Từ láy là tính từ: …………………………..

Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe - đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)

Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”

II. Tập làm văn Thời gian: 40 phút

Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) (ảnh 2)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.

Câu 1. duyên hải quanh năm nắng gió.

Câu 2. Đ; S; Đ

Câu 3. sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Câu 4

Câu 5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0,5 điểm)

Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.

Câu 6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Tự điển Việt Nam)

Câu 7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

Câu 8. Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ

Câu 9.

Câu 10. Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.

Đôi mắt bạn Lan to và sáng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (5 điểm)

* Tham khảo :

Đầu xuân, những cơn gió rét buốt thưa dần. Vòm trời cao hơn, rọi muôn tia nắng mới xuống trần gian như đem tới hơi ấm diệu kì, đánh thức những nụ đào e ấp. Những nụ đào tỉnh giấc, bung xòe muôn bông hoa hồng phai rực rỡ. Cây đào trước sân nhà tôi vì thế mà được thay áo mới, một chiếc áo đẹp lạ kì.

Trong chiếc sứ màu đỏ gạch có khắc dòng chữ uốn lượn “Chúc mừng năm mới”, cây đào nhà tôi mọc cong cong rồi vươn thẳng tạo thành hình một đuốc hoa rực rỡ. Thân đào to bằng bắp tay người lớn, uốn cong theo từng đường, lại khoác lớp vỏ nâu đen xù xì giống y như một chú rắn với tư thế bay lên. Nhưng chú rắn đặc biệt này chẳng trơn bóng láng mịn, chú ta có nhiều đôi cánh. Đó chính là vô vàn những cành lớn nhỏ của đào. Cành đào mọc quanh từ gốc tới ngọn, cành dưới gốc mập mạp hơn, cành trên ngọn gầy guộc hơn. Những bác trồng đào đã khéo léo uốn cho các cành cùng một dáng, hướng lên trên như đón nắng mới, hứng lộc xanh của đất trời.

Đào mùa này rất ít lá. Những lá đào xanh nhạt, nhỏ xíu như lá mơ. Sắc màu bao phủ cây đào chính là vẻ hồng phai tươi tắn của nó. Năm cánh đào nhỏ, mọc chụm lại giữa nhụy hoa vàng tạo nên những bông đào xinh xinh y như muôn ngôi sao lấp lánh. Dưới nắng xuân, cánh đào càng mịn màng, rực rỡ. Đào nở vào mùa xuân, chọn thời khắc đẹp nhất trong năm để đua nở, phải chăng đào đã lén gói ghém sắc hồng của đôi môi, đôi má người thiếu nữ vào cánh hoa của mình? Nhiều nụ xanh e ấp cũng hệt người thiếu nữ e thẹn. Có lẽ, nụ đào kia lại đợi nắng mai mới hé nở. Cây đào nhà tôi không chỉ rực rỡ với sắc xanh của nụ, sắc hồng của hoa mà nó còn được điểm tô bởi những vật trang trí. Bố tôi treo một dây đèn be bé với rất nhiều bóng đen muôn màu. Mỗi tối, cây đào phát sáng lấp lánh với đủ sắc xanh đỏ tím vàng. Chị em tôi tren những chiếc lồng đèn, những câu đối đỏ, những phong bao lì xì nho nhỏ lên khắp cành.

Có lẽ, với mỗi tổ ấm đất Việt, ngày Tết thiếu đào là thiếu tất cả. Đào ngày xuân lúc nào cũng đâm chồi, nảy lộc, ra hoa như một điều không thể quên để người Việt đón Tết và cũng như để chúc con người một năm mới bình an.

......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Thời gian cho mỗi em khoảng 1-2 phút.

Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với học sinh các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 trong SGK Tiếng Việt 4, Tập hai.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

Mai Duy Quý

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :

Câu 1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm)

a. Ông bạn nhỏ.

b. Mẹ bạn nhỏ.

c. Ba bạn nhỏ.

Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm)

a. Vì chú không thích ăn xoài.

b. Vì xoài năm nay không ngon.

c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.

Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? (1 điểm)

Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm)

a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.

b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.

c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.

Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (1 điểm)

a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.

b. Bài học về cách sống tốt ở đời.

c. Không nên chặt cây cối.

Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)

a. Tức giận.

b. Vui vẻ.

c. Không nói gì.

Câu 7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:

Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội

Câu 8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm)

“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng… “

Câu 9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm)

Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

“Tiếng lá rơi xào xạc.”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả ( 2 điểm) – Thời gian 20 phút

Nghe – viết: Bài Sầu riêng ( TV 4, Tập 2, Trang 35), viết từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm...đến tháng năm ta.

II. Tập làm văn ( 8 điểm) Thời gian 40 phút.

Đề bài: Em hãy tả lại một cây mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Phần đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu : Mức độ 1;2 - 0.5điểm, Mức độ 3;4 - 1 điểm

Câu 1. c

Câu 2. c

Câu 3. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.

Câu 4. b

Câu 5. b

Câu 6. a

Câu 7. hút thuốc lá

Câu 8. Ba tôi trồng một cây xoài.

Câu 9. HS ghi tối thiểu được 2 từ : nhân hậu, vị tha, tốt bụng,…

Câu 10.

Tiếng lá rơi / xào xạc.

       CN                VN

B. Kiểm tra Viết

I/ Chính tả : ( 2 điểm)

Chữ viết đúng mẫu, đều đẹp phạm ít lỗi chính tả cho 2 điểm.

Các trường hợp còn lại giáo viên căn cứ để cho điểm.

II/ Tập làm văn : ( 8 điểm)

* Tham khảo

Ở sân trường em có rất nhiều loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.

Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.

Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trông tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.

Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 5)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà .

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)

B. Kiểm tra Viết

Câu 1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

Câu 2 . Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) (ảnh 3)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

1

B

1

2

C

1

3

C

1

4

A

1

5

A

1

6

B

1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

II. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Tham khảo

Trước đình làng tôi có một cây đa cổ thụ. Chẳng ai rõ nó mọc lên từ bao giờ, chỉ biết rằng loài cây này đã cùng dân làng hiên ngang trải qua mấy đợt mưa bom bão đạn rồi xanh um tới ngày hôm nay.

Nhìn từ xa, cây đa cao lớn như một vệ sĩ dũng mãnh, oai vệ đang canh giữ khu làng. Một điều khiến chúng tôi thích thú là đôi chân sần sùi, nâu đen của nó. Đôi chân ấy là những chiếc rễ lớn, cuồn cuộn nổi lên mặt đất, mọc chìa ra xung quanh rồi cắm sâu xuống lòng đất. Chắc hẳn, nhờ đôi chân này mà chẳng đạn bom hay mưa gió nào có thể quật ngã được. Từ đôi chân chắc khỏe của mình, thân đa vươn thẳng lên trời. Thân cây to tròn, làm trụ đỡ vững chắc cho muôn cành đa lớn nhỏ mọc chìa ra tứ phía. Cây đa đứng cạnh một chiếc hồ lớn, có những cành mọc chìa ra phía lòng hồ che mát cho đàn cá dưới nước. Những ngày mây mù, tầng lá đa ẩn hiện như chạm tới vòm trời. Khi nắng lên, cây đa hiện ra với vẻ xanh um, tươi tốt. Những lá đa tròn bầu, thuôn về phía trước. Mặt lá hơi thô ráp với những đường gân nổi lên theo hình xương cá. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng tôi thường biến lá đa thành những chú trâu ngộ nghĩnh. Chúng tôi còn hay nghịch những trái đa tròn, to hơn viên bi một chút. Trái đa kết thành từng chùm. Khi chín vàng, quả đa rơi đầy khắp mặt đất. Đàn chim líu lo sà xuống, dùng chiếc mỏ nhỏ của mình để nhặt nhạnh. Dường như với những chú chim, trái đa chín vàng là món ăn vô cùng hấp dẫn.

Ai ai trong chúng tôi cũng dành tình cảm đặc biệt cho cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa giống như một người già làng đã đồng hành cùng con người nơi đây vậy. Hi vọng cây luôn xanh tốt để tỏa rợp bóng mát cho chúng tôi.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 6)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Cho bài văn sau:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.

(Ngô Quân Miện)

I. Đọc thành tiếng:

Đọc thành tiếng một đoạn của bài đọc trên phiếu thăm:

II. Đọc thầm và làm bài tập

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

A. Trời xuân

B. Vệt sương.

C. Rừng xuân.

D. Ánh mặt trời

Câu 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?

A. Lá cời

B. Lá ngõa.

C. Lá sưa.

D. Lá sồi

Câu 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?

A. Cây sồi

B. Cây vải.

C. Cây dâu da.

D. Cây cơm nguội

Câu 4. Bài văn miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh ngày hội mùa xuân

B. Cảnh ngày hội của các loài chim.

C. Cảnh rừng xuân.

D. Cảnh buổi chiều

Câu 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp

B. Dẫn lời giới thiệu.

C. Liệt kê.

D. Ngắt câu

Câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?

A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.

B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.

C. Dám nói lên sự thật.

D. Không nhận sự thương hại của người khác

Câu 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.

A. Khẳng định.

B. Sai khiến.

C. Giới thiệu.

D. Nhận định

Câu 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe – viết

THĂM NHÀ BÁC

Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)

Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)

Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Nhý dòng sông chảy nặng phù sa.

(Tố Hữu)

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

BÀI ĐỌC

ĐẢO SAN HÔ

Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển nước ta có một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi một đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.

CH: Đảo hô có ở quần đảo nào của nước ta?

CÂY XOÀI

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ lắc đầu mà không nói gì.

CH: Vì sao cây soài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà chú Tư?

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (0,25 điểm).

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).

+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,25 điểm.

(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chỗ: 0 điểm).

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (0,25 điểm).

(Chưa biểu cảm: 0 điểm).

+ Tốc độ đọc (khoảng 80-100 tiếng) không quá 1 phút: 0,25 điểm.

(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).

II. Đọc hiểu

Câu

Đáp án

Điểm

1

A

1

2

C

1

3

A

1

4

C

1

5

C

1

6

C

1

7

A

1

Câu 8: (1đ) “Ai là một người Văn hay chữ tốt?”

B. Kiểm tra Viết

I. Hướng dẫn chấm

- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10.

- Sau khi cộng với phần điểm đọc thành tiếng thành điểm của môn tiếng Việt đọc mới được làm tròn thành số nguyên (Thí dụ: 9.25 làm tròn thành 9; 9.5 làm tròn thành 10).

II. Đáp án - biểu điểm

Câu 1. Chính tả (3 điểm)

- Bài viết rõ ràng, chữ viết đẹp, đúng mẫu, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu, không viết hoa theo quy định ): trừ 0,15 điểm. (Những lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ một lần điểm).

- Nếu chữ viết không rõ ràng, khoảng cách, kiểu chữ không đúng, trình bày chưa đẹp trừ toàn bài 0,5 điểm.

Câu 2. Tập làm văn 7 điểm

Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.

* Yêu cầu cần đạt

- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.

- Nội dung: 6điểm

+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.

+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.

- Hình thức: 1 điểm

Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

* Đánh giá cho điểm:Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….

* Tham khảo:

Mùa xuân không chỉ rực rỡ với ánh vàng óng của nắng, với sắc hồng phai của đào, sắc vàng tươi của mai, mùa xuân còn là thời điểm mà muôn khóm hồng bung xòe những cánh hoa nhiều sắc của mình. Tôi thích nhất là những đóa hồng nhung đỏ rực.

Nhà tôi trồng một khóm hồng nhung trước cổng, trong chiếc bồn sứ trắng ngần. Ngày mới đem về, hồng chỉ có vài nhánh cây thấp bé. Chẳng bao lâu, khóm hồng đâm chồi, vươn cành rồi xanh tốt um tùm. Mỗi cây hoa mảnh mai, chỉ to bằng đốt ngón tay, nhưng cao phải gần hai mét. Chúng không mọc thẳng mà uốn lượn, đan cài vào nhau một cách mềm mại. Thân cây được khoác một lớp vỏ xanh ngọc biêng biếc. Lá cây hoa hồng rất đặc biệt, chúng mọc theo từng nhánh quanh thân. Những chiếc lá đã già xanh tươi, óng ả dưới nắng. Còn những chiếc lá còn non trên ngọn nhuộm một màu đỏ thẫm. Có lẽ nào, chúng gần những bông hoa nên màu sắc của hoa đã lan truyền sang lá?

Nhìn kìa, những bông hồng nhung đỏ thắm đang ngả nghiêng theo gió... Hoa to bằng chiếc chén uống trà. Mỗi bông hoa đều có những lớp cánh mềm mại và mịn màng xen kẽ vào nhau. Cánh hoa hình trái tim, màu đỏ, càng vào bên trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt. Mấy cánh hoa khum khum quấn chặt như muốn bảo vệ thứ gì đó quý báu bên trong. Không ít lâu, cánh hoa bung nở, bông hồng chẳng khác nào tà váy của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Khi đã bung nở, cánh hoa để lộ nhụy vàng bên trong. Hóa ra, thứ quý báu mà chúng muốn bảo vệ chính là nhụy vàng này đây. Cánh mịn, nhụy tươi đã tạo nên hương thơm ngào ngạt, quyến rũ của những bông hồng nhung. Hồng uống sương đêm, tắm nắng mai nên nó lúc nào cũng tươi mơn mởn như nụ cười người thiếu nữ. Nắng lên, sắc hoa càng lộng lẫy bội phần, mời gọi từng đàn ong bướm dập dìu ghé thăm làm mật. Cây hoa hồng kiêu sa lắm, quanh mép lá là những chiếc răng rưa, khắp thân là vàn chiếc gai nhọn. Răng cưa hay chiếc gai còn để chúng tự bảo vệ mình, nhưng chúng chẳng bao giờ xua đuổi ong bướm. Có lẽ, chúng hiểu ong bướm sẽ điểm tô cho vẻ đẹp kiêu sa của nó. Không chỉ có những bông hoa đã nở rộ, bao nụ hồng còn e ấp trên đài xanh. Chắc chúng đợi nắng tắm, đợi ong gọi mới bừng tỉnh giấc.

Giờ đây, khóm hồng nhung nhà tôi lúc nào cũng rực rỡ. Có những cành vươn ra khỏi bồn, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hằng ngày, tôi vẫn thường tưới cho chúng những dòng nước mát rượi, để tiếp sức cho chúng ngày một rực rỡ, ngào ngạt.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 7)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :

Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

 

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)

A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.

B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.

C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.

D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.

Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)

A. Anh cục tẩy, chị bút chì.

B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.

C. Anh bút chì, anh thước kẻ.

D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.

Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)

A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.

B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.

C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.

D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.

Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)

A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.

B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.

C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.

Câu 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)

Câu 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)

A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.

B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:

- Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.

- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.

b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.

Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)

Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)

a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.

b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Chàng Rô-bin-sơn

Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô-bin-sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.

(Theo TRUYỆN ĐỌC LỚP 4)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Em đã từng có những hành động như cô chủ trên, cũng dùng thước kẻ đánh nhau, cũng khắc, dán, vẽ bậy linh tinh lên đồ dùng,…

Câu 6. Gợi ý:

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp đắc lực cho việc học của em.

Em cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn.

Câu 7. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm); trả lời khác: 0 điểm Gợi ý:

a) Chọn “tài năng”

b) Chọn “tài hoa”

Câu 9.

- Xác định đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu: 0,5 điểm

- Không xác định đúng: 0 điểm.

Gợi ý: Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ // mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

Câu 10.

- Chuyển được 2 câu kể thành 2 câu khiến: 1,0 điểm

- Chuyển được 1 câu kể thành 1 câu khiến: 0,5 điểm

- Không viết được câu khiến: 0 điểm

Gợi ý:

a) Bạn lấy hộ mình quyển sách với!

b) Mẹ mua cho con chiếc cặp mới nhé!

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

IV. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hồng Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt. Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em, dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 8)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)

a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.

b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)

a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

b. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

d. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)

a. Đứng yên không nhúc nhích

b. Dùng hết sức leo lên

c. Cố sức rũ đất cát xuống

d. Kêu gào thảm thiết

Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)

a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.

b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)

Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)

Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

a. Đánh dấu phần chú thích.

b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Lời khuyên của bố

Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi… Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

(Theo A-mi-xi)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm

Câu 5. Gợi ý:

Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh!

Câu 6. Gợi ý:

Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua.

Câu 7.

- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

- Đặt được câu theo yêu cầu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

- Không đặt được câu: 0 điểm

Gợi ý: Bác hãy sang giúp tôi lấp cái giếng.

Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý: Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Câu 9. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 10. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Kì nghỉ hè vừa rồi lớp em vinh dự được nhà trường cho đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên em được đến Hà Nội và vào thăm lăng Bác. Em vô cùng thích thú và tự hào.

Lăng Bác nằm giữa quảng trường Ba Đình,nổi bật với dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá. Trong lăng là phòng lưu giữ thi hài Chủ tịch. Trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử được trang trí những ô cỏ xanh tươi. Bên cạnh lăng là bảo tàng, nhà sàn, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào râm bụt,… Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, bình dị. Nhà được bao quanh bởi hàng rào râm bụt, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ đã ở và làm việc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, một phòng Bác làm việc và một phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở hoa quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Hàng năm nhân dân cả nước về thủ đô viếng Bác rất đông.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. Mọi người vào thăm lăng Bác để tỏ lòng tôn kính với vị cha già dân tộc.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 9)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (1 điểm) đọc một đoạn trong bài tập đọc, học thuộc lòng đã học trong chương trình. (do giáo viên lựa chọn)

II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) (khoảng 15 - 20 phút).

a) Đọc thầm bài văn sau:

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

(Theo XUÂN DIỆU)

b) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?

a. màu vàng

b. màu đỏ

c. màu tím

Câu 2. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.

b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.

c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh.

d. Các ý trên đều đúng

Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian

Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non

Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

a. Nở nhiều vào mùa hè

b. Màu đỏ rực

c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui

d. Các ý trên đều đúng

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng?

a. So sánh

b. Nhân hóa

c. Cả so sánh và nhân hóa

d. Tất cả đều sai

Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là:

a. Hoa phượng

b. Là hoa học trò

c. Hoa

Câu 7. “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì ?

b. Ai thế nào ?

c. Ai làm gì ?

Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút) .

Cái đẹp

Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai,… Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người,.. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Hòa Bình

II. Viết đoạn, bài (3 điểm) (khoảng 35 phút).

Đề bài:

Tả một cây có bóng mát mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút)

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn, đoạn thơ.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) b. màu đỏ

Câu 2: (0,5 điểm) d. Các ý trên đều đúng

Câu 3: (0,5 điểm) đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên.

Câu 4: (0,5 điểm) d. Các ý trên đều đúng

Câu 5: (0,5 điểm) c. Cả so sánh và nhân hóa

Câu 6: (0,5 điểm) a. Hoa phượng

Câu 7: (0,5 điểm) b. Ai thế nào ?

Câu 8: (0,5 điểm) HS đặt câu theo đúng yêu cầu

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm)

Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (3 điểm)

a) Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.(0,5 điểm )

b) Thân bài: (2,0 điểm)

- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. (2,0 điểm)

c. Kết bài: Nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây (0,5 điểm)

* Tham khảo:

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.

.......................................................

Bộ 30 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2023 - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 10)

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?

a. Đi đâu cũng mang theo.

b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.

d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở !

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ?

a. Rộng lòng tha thứ.

b. Cảm thông và chia sẻ.

c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.

d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ?

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ?

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.

Hãy viết câu trên thành câu khiến ?

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Viết bài Khuất phục tên cướp biển

( từ "Cơn tức giận ..... như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 )

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1: b (0,5 điểm)

Câu 2: c (0,5 điểm)

Câu 3: a (0,5 điểm)

Câu 4 : c (0,5 điểm)

Câu 5: (0,5 điểm)

Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

Câu 6: (0,5 điểm)

Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán.

Câu 7: (1 điểm)

Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới.

Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm)

Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm)

Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé !

Câu 10: (1 điểm)

Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Viết bài Khuất phục tên cướp biển

(từ "Cơn tức giận ..... như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)

Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm)

Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

*Tham khảo:

Con ngõ vào nhà em có hai hàng cau được bố trồng ngay ngắn, thẳng tắp. Thân cau tròn với từng đốt cây mọc lên cao vút. Vỏ cây sần sùi, màu bạc phếch. Tàu cau xanh biếc, uốn cong như cánh tay khổng lồ dang ra đón gió. Đêm hè, được ngồi trên chiếc chõng tre, hít hà mùi hoa cau ngạt ngào thì thật là thích. Mỗi buồng cau có tới hàng chục quả, to bằng quả trứng gà, da xanh bóng. Vào mỗi buổi chợ quê, bà nội lại xách giỏ cau đem bán, phần còn lại bà cắt thành từng múi nhỏ, đem phơi khô và để dành ăn cùng với trầu. Mo cau khô, rụng xuống bỗng trở thành trò chơi ưa thích của em và lũ bạn với trò kéo mo cau. Năm tháng trôi qua, hàng cau vẫn hiền lành, đứng trầm ngâm soi bóng xuống mảnh vườn thân thuộc nhà em.

 

Tài liệu có 56 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

2 đánh giá

2
Tranngoc Hai

Tranngoc Hai

2022-04-24 09:59:07
hayyyyyyyyyyyyyy
Tải xuống