Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập Ôn tập Học kì 1 Vật lý lớp 8 có đáp án, tài liệu bao gồm 13 trang, đầy đủ lý thuyết và bài tập có đáp án chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN VẬT LÍ 8
A. Lý thuyết
I. Chủ đề chuyển động cơ
1. Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là
chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời
gian so với vật khác.
2. Tính tương đối của chuyển động
- Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được
xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với
vật khác.
- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật
mốc.
3. Các dạng chuyển động thường gặp
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc
vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động
thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn
II. Chủ đề Lực cơ
1. Hai lực cân bằng
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương
nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
2. Quán tính
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì
mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của
vật.
3. Khi nào có lực ma sát?
a. Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
b. Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
c. Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.
d. Đo lực ma sát: người ta dùng lực kế để đo lực ma sát.
III. Chủ đề áp suất
1. Áp lực
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép
càng nhỏ.
2. Áp suất
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Công thức tính áp suất: p=?/?
Trong đó: F: áp lực (N)
S: diện tích mặt bị ép (m2)
p : áp suất (N/m2)
Ngoài đơn vị N/m2
, đơn vị áp suất còn tính theo pa (paxcan) 1 pa = 1 N/m2
3. Áp suất chất lỏng
- Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành
bình và các vật ở trong lòng nó.
a. Công thức tính áp suất chất lỏng
- Công thức: p = d.h
Trong đó h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
b. Bình thông nhau
- Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở
trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.
Chú ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất
trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng.
4. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp
suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi
phương và được gọi là áp suất khí quyển
IV. Chủ đề Lực đẩy Ắc – si – mét.
1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ
lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy
Ác-si-mét.
2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
Trong đó d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)