Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 60:ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm. Thấy được mức độ
tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật
quí hiếm
của biện pháp đấu tranh sinh học
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động
nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý
thức bảo vệ động vật quí hiếm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh ảnh về một số ĐV quí hiếm như: Hổ, báo, tê giác, sư tử.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò
chơi “ TIẾP SỨC”.
B1:Giáo viên chọn ở mỗi dãy 5 học sinh bất kì xếp thành 2 hàng:
? Mỗi học sinh trog một hàng ghi trên bảng tên một loài động vật quý hiếm ở nước
ta mà em biết, các học sinh ở mỗi đội tiếp sức với nhau. Trong thời gian 3 phút đội
nào ghi được nhiều loài động vật hơn thì đội đó dành chiến thắng?
B2:GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của mình đẻ hoàn thành
câu hỏi.
B3:GV: Động vật rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên nhiều loài động vật chỉ còn
lại số lượng rất ít, những loài động vật này được gọi là động vật quý hiếm. Vậy
động vật quý hiếm là gì, ở Việt Nam có các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý
hiếm nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
* Hoạt động 1: Thế nào là động vật quí hiếm?
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức trọng tâm |
B1:GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Thế nào gọi là động vật quí hiếm? + Kể tên một số động vật quí hiếm mà em biết? - HS đọc thông tin SGK tr.196 thu nhận kiến thức. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến HS nhận xét và bổ sung. B2:GV thông báo thêm cho HS về động vật quí hiếm như : Sói đỏ, phượng hoàng đất… - Yêu cầu HS rút ra kết luận |
I. Động vật quí hiếm - Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút. |
Hoạt động 2: Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng
của động vật quí hiếm VN
Mục tiêu: Thấy được mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó
đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức trọng tâm |
- Đọc các câu trả lời lựa chọn quan sát hình SGK tr.197 hoàn thành bảng 1 " Một số động vật quí hiếm ở VN" B1:GV kẻ bảng 1 cho HS chữa bài |
- Các cấp độ tuyệt chủng Động vật quí hiếm ở Việt Nam biểu thị: |
- GV gọi nhiều HS lên ghi để phát huy tính tích cực của HS B2:GV thông báo ý kiến đúng - GV hỏi: Qua bảng này cho biết: + Động vật quí hiếm có giá trị gì? + Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt chủng của động vật quí hiếm? + Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em biết? B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận |
+ Rất nguy cấp(CR) + Nguy cấp (EN) + Sẽ nguy cấp(LR) + Ít nguy cấp (VU) - Một số loài nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tuỳ vào giá trị sử dụng của con người. + Sao la, tê giác một sừng, phượng hoàng đất… |
Hoạt động 3: Bảo vệ động vật quý hiếm
Mục tiêu: Cần có những biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức trọng tâm |
B4: GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi: - Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm? - Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm? - Yêu cầu HS liên hệ bản thân phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm? |
+ Bảo vệ động vật quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng. + Cấm săn bắn, bảo vệ môi trường sống của chúng. + Tuyên truyền giá trị của các động vật quý hiếm. + Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm |
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Thế nào là động vật quí hiếm ?
Phải bảo vệ động vật quí hiếm như thế nào?
5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng. 3’
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn
đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
6. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………