TOP 20 bài Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 14 1.8 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất

TOP 20 bài Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Đi san mặt đất.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất

I. Mở bài:

- Giới thiệu truyện kể: "Đi san mặt đất" là truyện của người Lô Lô, trích "Mẹ Trời, Mẹ Đất".

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và nghệ thuật của truyện "Đi san mặt đất".

II. Thân bài:

1. Xác định chủ đề của truyện kể:

- Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ.

- "Đi san mặt đất" đã khẳng định vai trò của con người trong quá trình tạo lập thế giới.

2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

- Phân tích: Quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người xưa:

+ Thời gian: "Ngày xưa, từ rất xưa" là thời gian cổ xưa nên không thể xác định.

+ Không gian: Không gian hoang sơ khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô".

+ Nội dung: Người Lô Lô phải "đi san mặt đất", kiếm những con trâu "sừng cong", "sừng dài" để cày bừa san phẳng mặt đất. Con người đã tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc.

- Đánh giá: Con người tự ý thức việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

- Thể loại thần thoại bằng thơ của người Lô Lô.

- Sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 1

Có lẽ, những điều bí ẩn của tự nhiên vẫn là dấu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Do đó, họ đã tạo ra những câu chuyện để giải đáp những nghi vấn của mình. Trong truyện 'Thần Trụ trời', chúng ta bắt gặp sự phân chia giữa bầu trời và mặt đất. Đối với 'Prô-mê-tê và loài người', câu chuyện hé lộ cách các vị thần sáng tạo ra muôn vật và con người. Khác biệt với hai tác phẩm trước, 'Đi san mặt đất' là sự giải mã đơn giản về quá trình mà loài người, không cần sự hiện diện của thần thánh, cùng nhau san phẳng mặt đất để làm ăn. Truyện ấn tượng bởi sự độc đáo trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Trong truyện 'Đi san mặt đất', chúng ta được chứng kiến quá trình mở rộng và cải tạo tự nhiên của người Lô Lô xưa. Công việc này yêu cầu sự đoàn kết của tất cả mọi người trong thời kỳ đó. Những nhận thức của người Lô Lô xưa về thế giới vũ trụ là khá nguyên sơ, đơn giản. Họ có ý thức về việc cải tạo môi trường sống khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ. Trong quá trình này, người xưa đi cùng nhau mở rộng và cải tạo tự nhiên. Thời kỳ này không xác định được thời gian chính xác, nhưng người cổ xưa chỉ nhớ rằng:

'Ngày xưa, từ rất xa...'

Những bà lão không thể nhớ

Quãng thời gian vô định nhiều năm

Dẫu từ ngày xa xưa...

Đời trẻ chẳng hay biết

Mấy nghìn, mấy vạn năm qua'

Thời kỳ không xác định khiến chúng ta mơ hồ, người già mất hồn, trẻ thơ chẳng biết gì. Cuộc sống ngày xưa đơn giản. Trước khi khám phá bí ẩn của việc san mặt đất, con người chia sẻ cuộc sống, ăn chung. Người Lô Lô xưa khéo léo sử dụng tự nhiên, trồng bắp, uống nước từ 'bụng đá'. Nhưng với không gian hoang sơ, 'Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô', con người cổ đại đành phải đồng lòng tái tạo thế giới.

Để làm phẳng mặt đất, bầu trời, người Lô Lô xưa tận dụng sức mạnh của loài vật xung quanh:

'Tìm trâu sừng cong chọn,

Sừng dài mày kiếm, đồng lòng'

Nhóm họ săn lùng những chú trâu sừng cong, sừng dài, biểu tượng cho sức khỏe và sức mạnh. Những chú trâu này cày bừa san đất mà không biết đến mệt nhọc. Cộng đồng đã đoàn kết góp sức cùng nhau để cải tạo mặt đất. Tuy nhiên, việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời không chỉ là trách nhiệm của con người mà còn là công việc chung của tất cả muôn loài. Đáp lại kêu gọi, các vị thần và động vật cảm nhận không tránh khỏi, nhưng con người đã tự hợp tác, tập hợp sức mạnh để cải tạo tự nhiên.

Truyện 'Đi san mặt đất' không chỉ ở chủ đề, mà còn nổi bật ở khía cạnh nghệ thuật. Thần thoại được sáng tạo qua thơ với giọng điệu vui tươi, mang lại cảm giác thú vị cho độc giả.

Ngoài ra, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa và ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Nhân hóa động vật với những cử chỉ giống con người, tạo nên bức tranh sinh động. Ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp mọi đối tượng độc giả dễ dàng tiếp nhận.

'Đi san mặt đất' là một trong những truyện thần thoại nổi bật của người Lô Lô, mang đến những giải thích nguyên sơ về vũ trụ và thế giới thông qua thể thơ sáng tạo. Qua câu chuyện, ta thấy rõ trí tưởng tượng phong phú của người xưa trong việc khám phá và tạo ra những giá trị văn hóa dân gian.

Dưới đây là bài phân tích và đánh giá về truyện 'Đi san mặt đất' dành cho các em. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 2

Quá trình phát triển của con người rất dài, không thể kể ra trong thời gian ngắn được. Nó gồm rất nhiều thời kì, mỗi thời kì lại đều chứa đựng sự tiến hóa của con người. Từ những ngày ăn lông ở lỗ, đến thời kì cả kinh tế và xã hội đều phát triển như hiện tại. Con người vận dụng trí tưởng tượng để kể lại câu chuyện khai phá đất đai qua các câu truyện truyền thuyết. Đi san mặt đất có những luận điểm đơn giản, kể về cuộc sống của lớp người quá khứ.

Truyện Đi san mặt đất kể về quá trình khai khẩn đất hoang của con người lúc bấy giờ. Mọi người khi đó vẫn cùng cùng lao động, cùng chung sức để khám phá những miền đất mới. Người Lô Lô có những nhận định đơn sơ về quá trình tiến hóa ấy. Theo họ, khi trái đất vẫn còn là hình thái sơ khai, con người chỉ cần hợp sức đi khai hoang và cải tạo lại để sống. Họ cũng không thể xác định thời gian chính xác quá trình bắt bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng “từ rất xưa”.

"Ngày xưa, từ rất xưa...

Người già không nhớ nổi

Mấy năm mấy nghìn đời

Ngày xưa từ rất xưa...

Người trẻ không biết tới

Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Những cụm từ “ngày xưa, rất xưa, mấy nghìn năm, nghìn đời” khiến cho người đọc liên hệ về một khoảng thời gian xa xôi mù mịt. Tuy nhiên, ngày ấy con người lại có sự đoàn kết và tình người mà bây giờ chúng ta phải ngưỡng mộ. Họ ăn chung, sống chung, cùng nhau làm việc để khiến cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Người Lô Lô xưa đã biết cách trồng trọt trên nùi cao, uống nước từ bụng đá. Không bỏ cuộc trước hành trình đầy những khó khăn, họ đã từ những “chưa bằng phẳng, nhấp nhô” tạo nên một thiên sử mới.

Theo thời gian, họ cũng biết cách mượn sức của loài vật để thay thế sức lao động của con người. Cũng từ đó, người xưa đã đúc kết được những kinh nghiệm sống và lao động quý giá. Hình ảnh những loài vật khác ở đây cũng được nhắc tới. Đúng như lịch sử, những loài động vật như chuột, ếch không tham gia vào quá trình phát triển của thế giới, vậy nên nền văn minh loài người mới phát triển vượt bậc như hiện tại. Tuy nhiên, hình ảnh đó cũng đã cho thấy người xưa đã biết cách kêu gọi sự trợ giúp từ thiên nhiên.

Người Lô Lô đã dựa vào sức người, không có trợ giúp từ máy móc hoặc loài vật mà có thể san bằng mặt đất. Ta thấy được sức mạnh và tiềm lực vô hạn của con người. Đây chính là một trong những nét đặc sắc của truyện. Về mặt nghệ thuật, truyện khá thú vị và mới lạ khi truyền thuyết không được kể dưới dạng văn xuôi, mà là thơ. Điều này khiến cho người đọc thấy hứng thú và mới lạ hơn. 

Giọng điệu được người Lô Lô sử dụng rất vui tươi, không hề mang nhiều đặc điểm của những ngày lao động vất vả bấy giờ. Có lẽ đối với họ, công việc này là công cuộc chinh phục tự nhiên đầy thành tựu. Với nghệ thuật điệp từ một cách khéo léo, câu chuyện cũng đưa người đọc trở về khoảng thời gian xa xôi, trong khoảng không ấy hình ảnh những người Lô Lô đầy phi thường. Phép nhân hóa những loài vật cũng khiến câu truyện trở nên gần gũi, bình dị hơn. Bởi ngôn từ đơn giản và lại nhiều màu sắc, câu chuyện có thể dễ dàng tiếp cận nhiều lứa tuổi người đọc khác nhau.

Trong khi Prô-mê-tê và loài người nói về nguồn gốc tạo nên con người, truyện Đi san mặt đất lại là hành trình con người mở rộng đất đai để phát triển cuộc sống. Nhờ những biện pháp nghệ thuật, người đọc dễ dàng hình dung được quá trình khó khăn ấy. Đến bây giờ khi đọc lại, ta cũng phải thốt lên lời khen ngợi với những người xưa, không chỉ về sức mạnh mà còn về những nét văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 3

“Đi san mặt đất” trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất” là tác phẩm thần thoại bằng thơ nổi tiếng của người Lô Lô. Cũng như các thần thoại khác, tác phẩm ra đời nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và thể hiện ước mơ khám phá thế giới, chinh phục chúng của người Lô Lô. Bằng sự quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, người Lô Lô đã sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại bằng thơ ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.

Trong nhận thức của người Lô Lô xưa, quá trình tạo lập thế giới do bàn tay con người tái tạo. Tuy người Lô Lô xưa có nhận thức khá nguyên sơ nhưng họ đã thể hiện ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. Tác phẩm như một khúc ca khẳng định vai trò của con người trong quá trình tạo lập thế giới.

“Đi san mặt đất” ca ngợi công lao của con người trong quá trình cải tạo thiên nhiên. Ngay từ đầu tác phẩm, ta có thể nhận thấy đặc trưng của truyện thần thoại qua các yếu tố không gian, thời gian. Người Lô Lô xưa đã khắc họa thời gian, không gian sống của con người khi chưa san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sinh động, gần gũi. Thời gian mang tính chất cổ xưa được tái hiện trong tác phẩm “Ngày xưa, từ rất xưa/ Người già không nhớ nổi/ Mấy trăm, mấy nghìn đời/ Ngày xưa, từ rất xưa/ Người trẻ không biết tới/ Mấy nghìn, mấy vạn năm”. Từ “xưa” được lặp lại bốn lần kết hợp với các cụm từ “mấy trăm”, “mấy nghìn đời”, “mấy nghìn”, “mấy vạn năm” làm thời gian như dài ra vô cùng vô tận. Không gian lịch sử của tác phẩm nổi bật lên là không gian bản làng, không gian sinh tồn của cộng đồng, dân tộc. Đó là không gian miền núi với thượng nguồn, núi non về cây cối “Người mặt đất ăn chung/ Cùng đi và cùng ở/ Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá/ Người mặt đất sống chung/ Cùng ở và cùng đi”.

Bởi vì “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” ảnh hưởng việc sinh sống và đi lại nên con người phải đi san phẳng để làm ăn. Cách nói này cũng thể hiện khát vọng tìm kiếm những vùng trời, vùng đất mới còn nhấp nhô để người Lô Lô mở rộng và chinh phục. Và việc san phẳng bầu trời, mặt đất là việc chung vì vậy cần có sự hỗ trợ của muôn loài. Bằng ngôn từ tinh tế, thể thơ năm chữ và nhịp thơ linh hoạt, tác giả dân gian đã khắc họa quá trình san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sống động. Trước tiên họ chọn trâu sừng cong, dài, sau đó đeo cái ách cho trâu để trâu đi cày, bừa san mặt đất “Kiếm con trâu sừng cong/ Chọn con trâu sừng dài/ Đẽo cho trâu cái ách/ Đục lỗ ách luồn dây. Chão dẻo làm dây cày/ Thừng dài làm dây bừa/ Trâu cày bừa san mặt đất”. Cách diễn tả này khiến ta hình dung quá trình san mặt đất của người Lô Lô xưa chính là cách họ lao động, trồng trọt kiếm sống. Cuộc đi san mặt đất của họ gắn liền với con trâu – con vật gần gũi cho người làm nông “con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Các loài động vật được nhân hóa cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Những loài vật: trâu, chuột chũi, cóc, ếch đều tham gia vào quá trình đi san mặt đất “Người tìm hang chuột chũi/ Gọi hắn, hắn rung râu/ “Suốt ngày trong lòng đất/ Tôi có thấy trời đâu”/ Người lại tìm cóc, ếch/ Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn/ Đứa thì kêu ộp oạp:/ “Chân tay tôi đều ngắn/ San mặt đất sao nên?/ Để chúng tôi gọi lên/ Xin trời đổ nước xuống!”. Người Lô Lô chung tay san mặt đất để làm ăn, họ không quản ngại mệt nhọc, khó khăn. Họ nghĩ rằng đó là việc của chung, muốn chinh phục thiên nhiên cần có sự đoàn kết “Chẳng quản gì nhọc mệt/ San đất là việc chung”, “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy/ Nhiều sức, chung một lòng/ San mặt đất cho phẳng/ Nhiều tay chung một ý/ San mặt đất làm ăn”. Nếu thần thoại “Thần Trụ Trời” của người Kinh thần linh là hình tượng trung tâm thì trong “Đi san mặt đất”, con người đã trở thành chủ thể.

Xuyên suốt văn bản thể hiện nguyên nhân và quá trình con người phải đi san phẳng bầu trời và mặt đất. Với trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô Lô xưa đã khiến thần thoại bằng thơ của họ đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ thể hiện khao khát, ước mơ của người dân trong quá trình chinh phục thiên nhiên mà còn phản ánh đời sống sinh hoạt người Lô Lô xưa một cách tinh tế.

Thần thoại “Đi san mặt đất” đã bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế giới tự nhiên. Tác giả dân gian cũng gửi gắm trong tác phẩm tình cảm yêu mến, ngợi ca đối với công ơn của các thế hệ ông cha đi trước. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về cách giải thích thế giới tự nhiên của người Lô Lô cổ đại.

Phân tích Đi san mặt đất siêu hay - Văn 10

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 4

Truyện Đi san mặt đất kể về quá trình khai hoang đất đai của con người thời bấy giờ. Mọi người vẫn cùng nhau hợp tác và hợp lực để khám phá những vùng đất mới. Người Lô Lô có sơ đồ rõ ràng về quá trình tiến hóa ấy. Theo họ, khi trái đất còn ở dạng nguyên sơ, con người chỉ cần cùng nhau khai hoang, cải tạo để có thể sinh sống. Họ cũng không thể xác định chính xác thời điểm quá trình bắt đầu, chỉ biết rằng “đã lâu rồi”.

“Ngày xưa, từ rất xưa…

Người già không nhớ nổi

Mấy năm mấy nghìn đời

Ngày xưa từ rất xưa…

Người trẻ không biết tới

Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Những câu “ngày xưa, rất xưa, mấy nghìn năm, nghìn đời”  tạo cho người đọc sự liên tưởng đến một thời xa xôi, mơ hồ. Tuy nhiên, ngày ấy con người lại có sự đoàn kết và tình người mà bây giờ chúng ta phải ngưỡng mộ. Họ cùng ăn, cùng sống, cùng làm việc để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Người Lô xưa đã biết trồng lúa trên đồi cao và uống nước từ bụng đá. Không bỏ cuộc trước khó khăn, họ đã hành động từ những “chưa bằng phẳng, nhấp nhô” để tạo nên một bản anh hùng ca mới.

Theo thời gian, chúng cũng học được cách mượn sức mạnh của loài để thay thế sức lao động của con người. Từ đó, người xưa thu thập được những kinh nghiệm sống và lao động quý báu. Hình ảnh các loài khác cũng được đề cập ở đây. Đúng như lịch sử, các loài động vật như chuột và ếch không tham gia vào quá trình phát triển của thế giới vậy nên nền văn minh loài người mới phát triển vượt bậc như hiện tại. Tuy nhiên, hình ảnh đó cũng được lựa chọn bởi những người xưa đã biết kêu gọi sự giúp đỡ từ thiên nhiên.

Người Lô Lô dựa vào sức người mà không có sự trợ giúp của máy móc hay động vật có thể san bằng mặt đất. Ta đã nhìn thấy sức mạnh và tiềm năng vô hạn của con người. Đây là một trong những điểm độc đáo nhất của câu chuyện. Về mặt nghệ thuật, thật thú vị và mới lạ khi truyền thuyết không được kể bằng văn xuôi mà bằng thơ. Điều này làm cho nó thú vị và mới lạ hơn cho người đọc.

Giọng điệu được người Lô Lô sử dụng rất vui tươi, không hề suy giảm, mang nhiều nét đặc trưng của những ngày làm việc bận rộn. Có lẽ đối với họ, công việc này chính là một cuộc chinh phục thiên nhiên thành công. Với nghệ thuật điệp từ khéo léo, truyện còn giới thiệu đến người đọc về một thời xa xa là những người Lô Lô đầy phi thường. Việc nhân hóa các loài động vật cũng khiến câu chuyện trở nên quen thuộc và đơn giản hơn. Với ngôn ngữ đơn giản, nhiều màu sắc, truyện có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều tầng hiểu biết khác nhau của độc giả.

Trong khi Prô-mê-tê và những người khác nói về nguồn gốc của loài người thì câu Đi san mặt đất kể về hành trình của con người mở rộng vùng đất để phát triển cuộc sống. Nhờ các biện pháp nghệ thuật, người đọc có thể dễ dàng hình dung được quá trình khó khăn. Ngay cả bây giờ, khi đọc lại, chúng ta cũng phải ca ngợi người xưa, không chỉ vì sức mạnh mà còn vì những nét văn hóa, nghệ thuật vô cùng độc đáo của họ.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 5

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Đi san mặt đất", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho truyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 6

Văn học là những gì tinh tuý nhất được sáng tạo ra trên cuộc đời này nhằm phục vụ tinh thần và đời sống tâm hồn của con người. Sức mạnh nội tại của văn học xuất phát từ bản chất của con người, họ sáng tác ra những tác phẩm văn chương để hỗ trợ họ trong những nhu cầu thực tiễn, quan trọng nhất vẫn là những giá trị giáo dục, thẩm mĩ, và nhận thức mà nó mang lại. Trải qua hàng ngàn năm kiến tạo đất trời, từ khi con người xuất hiện trên đời này thì văn chương đã có rồi, nó là một trong những công cụ đắc lực của đời sống con người, là một phần “Thực phẩm” thiết yếu để nuôi dưỡng họ. Văn chương, nghệ thuật không chỉ mang những giá trị giải trí đơn thuần mà nó chứa đựng nhiều giá trị nhân bản có ý nghĩa vô cùng to lớn tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống, những tư tưởng mà nó mang lại góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên đa dạng và phong phú hơn. Có vô vàn những thể loại từ khoa học, nghệ thuật, lịch sử, .. đều lấy vấn đề Tạo lập thế giới để làm những chủ đề chính trong các sản phẩm sáng tạo, nhưng về vấn đề ấy không một lĩnh vực nào có thể đưa ra những giả thuyết thiết thực và thuyết phục hoàn toàn, bởi vậy từ xa xưa khi mà các lĩnh vực khác chưa phát triển văn học đã là nguồn tri thức đầu tiên, ban sơ nhất mà con người tạo ra để giải thích cho các hiện tượng ấy. Đặc biệt là các tác phẩm thần thoại với những chi tiết kì ảo, không chỉ chứa đựng những điều thú vị về chuyển biến của loài người thuở hồng hoang mà còn thể hiện những ý nghĩa giá trị khác. Giai thoại “Đi san mặt đất” trích từ thần thoại “Mẹ trời mẹ đất” của người dân tộc Lô Lô đã phần nào thể hiện được những đặc điểm ấy.

       Thể loại thần thoại đã không quá xa lạ với bạn đọc chúng ta hiện nay, bởi những điều kì thú và hấp dẫn trong những chi tiết kì ảo và nhiệm màu, mang những kiến thức thú vị đến với người đọc một cách dễ hiểu. Những câu chuyện ấy thường kể về các vị thần với những công việc phi thường, nhưng đối với đoạn trích Đi san mặt đất, nhân vật chính được thể hiện ở đây là các loài vật gần gũi với con người, nhưng không vì thế mà trở nên tầm thường. Chúng được nhân hoá, thổi hồn vào để thay con người thực hiện việc cải tạo lại thế giới sống, đó cũng là điều khác biệt mà ở những câu chuyện khác không có. Qua nhiều lần truyện miệng, câu chuyện vốn đã không còn giữ những nét cơ bản mà nó vốn được sinh ra, nhưng vẫn còn giữ nguyên những giá trị nội dung và nghệ thuật, những bài học giá trị về đời sống trong thế giới loài người. Tại sao mặt đất lại bằng phẳng như thế, ai đã làm ra điều đó. Chẳng ai có thể lí giải một các thuyết phục hoàn toàn, nhưng đến với câu chuyện của người Lô Lô ta lại có một cái nhìn mới mẻ về vấn đề ấy, dù phi thực tế nhưng lại vô cùng lí thú, đáng để ta suy ngẫm và tiếp nhận trong quá trình thưởng thức nghệ thuật. Đoạn trích Đi san mặt đất thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, bởi nó được sáng tạo ở một khoảng thời gian rất xưa cổ, thuở con người vừa được các vị thần ban cho sự sống, nó giải thích vì sao mặt đất lại bằng phẳng. Truyện đã nêu ra một thông điệp vô cùng to lớn và nhân bản, ứng nghiệm cho đến thời hiện đại bây giờ đó là khát vọng chinh phục thiên nhiên, vũ trụ của con người và công lao to lớn của họ trong việc cải tạo thiên nhiên. Ở các tác phẩm thần thoại khác việc cải tạo lại thiên nhiên, đời sống có các loài sinh vật đều là việc làm của các vị thần phi thường, nhưng trong đoạn trích này đó là công lao của loài người, điều đó cho ta thấy loài người cũng có những sức mạnh tiềm ẩn phi thường mà khi cần thiết chắc chắn sẽ được bộc lộ ra ngoài. 

   Ngay từ đầu tác phẩm, cũng giống như mô tuýp viết của các câu chuyện thần thoại khác, khoảng thời gian không xác định thuở xưa vô tận hiện lên qua lời dẫn chuyện : 

       “Ngày xưa, từ rất xưa

         Người già không nhớ nổi

         Mấy trăm, mấy nghìn đời

         Ngày xưa, từ rất xưa

         Người trẻ không biết tới

         Mấy nghìn mấy vạn năm”

Khác với những câu chuyện như Thần trụ trời,… đều giới thiệu qua khoảng thời gian mênh mông vô tận, lấy vũ trụ làm trung tâm để thể hiện thời gian không gian, Đi san mặt đất lấy hình ảnh con người làm trung tâm. “Người già, người trẻ”, trải qua bao nhiêu thế hệ rồi cũng không thể nhớ nổi khoảng thời gian ấy, điều đó đã thể hiện đậm nét phong cách thể loại thần thoại, không gian và thời gian bất định. Trong thuở ấy con người sống chung hoà thuận với nhau, Đoạn lời kể thể hiện sự gần gũi bằng cách gọi họ là Người mặt đất : 

         “Người mặt đất ăn chung

          Cùng đi và cùng ở

          Trồng bắp trên núi cao

           Uống nước từ bụng đá

           Người mặt đất sống chung

           Cùng ở và cùng đi”

 Đời sống sinh hoạt của người mặt đất hiện lên một cách chân thực, gợi sự gần gũi, họ sống với nhau chan hoà, “Cùng ở và cùng đi”, đó là tinh thần đoàn kết giúp họ vượt qua những gian khó thử thách của tạo hoá. Họ sản xuất ở trên núi cao, uống nguồn nước từ bụng đá, họ sử dụng những nguồn tài nguyên mà các vị thần ban cho để tồn tại, sinh hoạt và lao động, chính vì vậy đó là một cuộc sống yên bình và hạnh phúc. Đó là những bước đầu để khởi nguyên cho các triều đại của loài người sau này. 

                      Nhưng đã là con người, có suy nghĩ, có tư duy và họ luôn muốn cải thiện đời sống của mình, mặc dù đã bằng lòng với những gì mình có nhưng họ muôn hơn thế nữa, họ muốn cải tạo lại nơi mình sinh sống trở nên hoàn thiện nhất có thể : 

   “Bầu trời nhìn chưa phẳng

    Mặt đất còn nhấp nhô

    Phải đi san bầu trời

    Phải đi san mặt đất”

Người mặt đất mong muốn cải tạo lại thế giới xung quanh mình, họ nhận thấy rằng bầu trời còn chưa phẳng, mặt đất nhấp nhô, gồ ghề quá, không thích hợp để họ phát triển, lao động và sáng tạo trên đó. Chính vì vậy họ tìm cách san bằng mặt đất ấy, để thuận tiện cho quá trình sản xuất, tạo ra miếng ăn một cách thuận lợi và dễ dàng hơn, đem lại cuộc sống ấm nó và văn minh. Mặt đất rộng bao la, không phải muốn san bằng nó là được, nhưng họ vẫn quyết định thực hiện công việc phi thường ấy, bởi sức mạnh con người là vô hạn, không có gì là không thể trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, thể hiện quyền làm chủ của mình. 

      “Kiếm con trâu sừng cong

       Chọn con trâu sừng dài

       Đẽo cho trâu cái ách

       Đục lỗ ách luồn dây

       Chão dẻo làm dây cày

      Thừng dài làm dây bừa”

Không phải sử dụng phép nhiệm màu hay quyền năng như các vị thần, người mặt đất sử dụng những thứ gần gũi với cuộc sống của họ để làm nên những điều phi thường, đây là điểm sáng khiến cho câu chuyện trở nên đăc biệt hơn. Họ chọn con trâu, biểu tượng cho quá trình lao động sản xuất ra miếng ăn của họ, chọn con trâu có sừng cong, dài, chọn những vậ liệu tốt nhất để cho nó cày, cho nó bừa, đi san bằng mặt đất này. Con trâu sở hữu sức mạnh của thần thánh, làm việc không biết mệt, làm việc không biết nhọc, cứ thế siêng năm làm công việc của mình, điều đó thể hiện một đức tính quý giá của con người, đó là sự chăm chỉ. Chăm chỉ, cần cù và chịu khó là những giá trị mà con người Việt ta đã có từ thời xưa, đó là truyền thống quý báu để tạo nên những nét đẹp trong văn hoá dân tộc, họ lấy hình ảnh con trâu để ẩn dụ cho sức mạnh của loài người, con người có thể thực hiện những công việc khó khăn nhưng không quản mệt nhọc, bởi nó đem lại niềm vui và thành quả. Công việc san bằng mặt đất không phải của riêng loài nào, đó là công việc chung của toàn thể những sinh thể sống trên mặt đất này :

“San đất là việc chung

                                        Người gọi nhau làm lấy

                                         Nhiều sức chung một lòng

                                          San mặt đất cho phẳng

Nhiều tay chung một ý

San mặt đất làm ăn”

Đoàn kết là một yếu tố cốt lõi để làm nên một tập thể, một cộng đồng, chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh cho mỗi cá thể, giúp họ có thể vượt qua những thử thách, khó khăn, ra sức làm lụng để có những thành quả xứng đáng. Không bó hẹp trong phạm vi câu chuyện, mà trong bât kì một thời đại nào, sự đoàn kết luôn là điều then chốt để quyết định những việc lớn lao, phi thường. Không chỉ là một câu chuyện thần thoại mà còn là những triết lí vô cùng sâu xa và giá trị. 

    Không chỉ con trâu mà những loài vật khác cũng được thổi hông vào để cùng góp phần làm công việc săn bằng mặt đất : 

        “Người tìm hang chuột chuỗi

         Người lại tìm cóc ếch”

Giống loài nào cũng được kêu gọi để ra sức thực hiện công việc chung này nhưng chỉ có loài trâu là gắn liền với công việc của con người, còn những loài khác ai ai cũng đều kiếm cớ để từ chối. Chi tiết này thể hiện nhiều ý nghĩa sâu xa và thiết thực. Đi san mặt đất là công việc của chung, bất kể giống loài nào cũng đều tham gia góp phần gầy dựng nên môi trường sống tốt đẹp hơn, nhưng những loài vật ấy đều không góp công sức của mình, chi tiết châm biếm những người lười biếng, thụ động, không có tinh thần hăng say lao động và đoàn kết trong một tập thể, những người như vậy không đáng để được nhận thành quả chung của mọi người. 

                      Truyện thần thoại “Đi san mặt đất” của người Lô Lô đã xây dựng nên một bức tranh đẹp về sức mạnh của loài người và các đức tính tốt của họ trong quá trình cải tạo lại thiên nhiên, qua đó đề cao sức mạnh tiềm ẩn của con người và ý chí chinh phục thiên nhiên của họ. Truyện sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo đậm bản chất của yếu tổ thần thoại, có tác dụng lôi cuốn và hấp dẫn người đọc. Các nhân vật không phải là các vị thần mà thay vào đó là con người và các loại vật, những con vật được nhân hoá để làm công việc giống như con người, giúp sức với họ làm việc chung. Không những vậy truyện còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, … để châm biếm những bộ phận người có đức tính xấu trong xã hội, thể hiện giá trị giáo dục của văn học trong đời sống hàng ngày. Không dài dòng và dễ gây chán như các câu chuyện khác, Đi san mặt đất của người Lô Lô được viết theo kiểu truyện thơ, vừa ngắn gọn súc tích nhưng cũng thể hiện rõ rành những ý nghĩa nội dung vốn có của một câu truyện bình thường. Tất cả những đặc sắc nghệ thuật ấy đã làm nên một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc và đầy tính nhân văn. 

                        Văn học mang những giá trị vô cùng nhân bản, từ đời sống con người, trải qua một quá trình chọn lọc và sáng tạo, những bài học ý nghĩa được ra đời từ đó và bắt đầu truyền bá trong xã hội. Chỉ những tác phẩm văn học chân chính mới có được sức mạnh đó, vòng lặp cứ thế lặp đi lặp lại đến khi cuộc sống này được thanh tẩy một cách sạch sẽ và chỉ còn hạnh phúc. Câu chuyện Đi san mặt đát của người Lô Lô không chỉ đơn giản là một câu chuyện thần thoại mang tính giải trí mà nó còn thể hiện những ý nghĩ sâu xa mà một tác phẩm văn học chân chính sơ hữu. 

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 7

Truyện “Đi san mặt đất” là lời giải thích đơn giản về quá trình con người góp phần san bằng mặt bằng để làm ăn mà không có sự hiện diện của thần linh. Ấn tượng bởi các chủ đề độc đáo và công thức nghệ thuật.

Truyện “Đi san mặt đất” có chủ đề viết về quá trình khai hoang, cải tạo thiên nhiên của người Lô Lô xưa, quá trình này cần sự giúp đỡ của mọi người lúc bấy giờ. Đó là một thời điểm không xác định, mà người xưa chỉ biết là:

“Ngày xưa, từ rất xưa…

Người già không nhớ nổi

Mấy năm mấy nghìn đời

Ngày xưa từ rất xưa…

Người trẻ không biết tới

Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Dòng thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác lúc đó là mấy giờ. Tuy nhiên, sống trong một không gian hoang sơ, thiếu thốn khi “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” người xưa đã khẩn trương cùng nhau tái tạo lại thế giới.

Để có thể tái tạo đất trời, người Lô Lô lúc bấy giờ đã biết tận dụng sức mạnh của các loài xung quanh:

“Kiếm con trâu sừng cong

Chọn con trâu sừng dài”

Họ tìm kiếm những con trâu phải cong và dài vì đây là những con trâu khoẻ và tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Với sự giúp đỡ của chúng, công cuộc khai hoang đất đai của người Lô Lô xưa đã thành công. Tuy nhiên, công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã kêu gọi từ chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các loài thú đều tìm cách trốn thoát. Nóng lòng chờ đợi họ, những người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên. Theo lý giải của họ, để đất trời ngang bằng với sinh vật ngày nay, người Lô Lô xưa phải san bằng mặt đất. Người dân đã biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay làm việc. Và qua đó, chúng ta thấy người dân tại buổi sơ khai đã ý thức được công cuộc cải tạo, sáng tạo thiên nhiên phục vụ cuộc sống của chính mình.

Bên cạnh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân cách hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh phong phú. Những con vật được nhân hóa với cử chỉ giống con người giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô xưa sử dụng ngôn ngữ giản dị, quen thuộc giúp độc giả mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp thu câu chuyện.

“Đi san bằng đất” là một trong những huyền thoại độc đáo của người Lô Lô. Truyện thể hiện những lý giải độc đáo của người xưa về vũ trụ, thế giới thông qua thơ năm chữ kết hợp với việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, chúng ta càng ấn tượng hơn với trí tưởng tượng của người xưa trong việc tạo dựng những giá trị văn hóa dân gian.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Đi san mặt đất - Mẫu 8

“Đi san mặt đất” trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất” là một tác phẩm thơ thần thoại nổi tiếng của người Lô Lô. Giống như những huyền thoại khác, tác phẩm được sáng tạo nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và thể hiện ước mơ khám phá và chinh phục thế giới của người Lô Lô. Bằng khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, người Lô Lô đã tạo nên những câu chuyện thần thoại đầy chất thơ đầy ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.

Trong nhận thức của người Lô Lô xưa, quá trình sáng tạo thế giới được tái hiện bởi bàn tay con người. Người Lô Lô xưa tuy nhận thức còn khá thô sơ nhưng họ đã nhận thức được ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. Tác phẩm như một bài hát khẳng định vai trò của người sử dụng trong quá trình sáng tạo ra thế giới.

“Đi san mặt đất” ca ngợi nỗ lực của con người trong quá trình cải tạo thiên nhiên. Ngay từ đầu tác phẩm, chúng ta đã thấy được nét đặc sắc của huyền thoại thông qua các yếu tố không gian và thời gian. Không gian lịch sử của công trình nổi bật là không gian làng quê, không gian sống của cộng đồng, dân tộc. Đó là một không gian miền núi có thượng nguồn, có núi và có cây cối”.

Xuyên suốt bài viết thể hiện rõ nguyên nhân, quá trình con người san bằng trời đất. Bằng trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô Lô xưa đã tạo nên những huyền thoại bằng thơ ca đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ thể hiện những mong muốn, ước mơ của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên mà còn phản ánh một cách tinh tế cuộc sống đời thường của người Lô Lô xưa.

Thần thoại “Đi san mặt đất” bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế giới tự nhiên. Các tác giả dân gian còn gửi gắm những tinh hoa trong tác phẩm của mình về tình yêu thương và ca ngợi công lao của các thế hệ đi trước. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về cách giải thích thế giới tự nhiên của người Lô Lô xưa.

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống