TOP 30 bài Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 6 21.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen: hút thuốc lá.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài.

- Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài.

- Chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục).

+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.

+ Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.

+ Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá.

- Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên như thế nào ?

- Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh chúng ta nói riêng ra sao?

3. Kết bài.

- Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học kĩ năng sống.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 1

Thuốc lá, mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe con người hiện nay. Thuốc lá là một loại sản phẩm được sản xuất từ cây thuốc lá được chế biến dưới các dạng như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc một số dạng khác. Đối tượng sử dụng thuốc lá hiện nay rất đa dạng: trẻ vị thành niên, học sinh, phụ nữ, người già nhưng phổ biến nhất là nam giới ở mọi lứa tuổi.

Hằng năm, theo thống kê của bộ y tế, khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Khói thuốc lá chứa các thành phần gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe hô hấp, phổi của con người. Những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… và thậm chí là ung thư phổi. Đặc biệt, hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe người hút mà còn vô tình trở thành vũ khí giết người vô hình khi gây hại cho cả những người hít phải khói thuốc lá một cách thụ động. Khi hít phải khói thuốc lá thụ động, mọi đối tượng đều có khả năng mắc những căn bệnh giống với người hút thuốc lá hay thậm chí mức độ nặng hơn. Một số trường hợp, sản phụ do hít phải quá nhiều khói thuốc lá đã dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi, người già đau ốm, trẻ em đề kháng thấp. Theo số liệu thực tế cho thấy Việt Nam mỗi năm có hơn 40.000 người tử vong vì khói thuốc lá. Và có hàng vạn những trường hợp vô tình trở thành nạn nhân của khói thuốc khi đứng và di chuyển ở nơi công cộng.

Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người là vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên lại có rất nhiều người nghiện thuốc lá và nguyên do lí giải cho sự gia tăng về số lượng người hút là bởi vì thuốc lá kích thích sự tò mò và thế giới tư duy của người viết. Đặc biệt, thuốc lá rất khó để bỏ, có những người đã từng bỏ cả vài tháng nhưng sau đó lại quay lại sử dụng. Có thể thấy, mức độ thu hút của thuốc lá thực không đơn giản.

Người thân xung quanh tôi đã từng có rất nhiều người nghiện thuốc lá ví như bố tôi chẳng hạn. Một ngày ông sử dụng tới 2 bao thuốc Thăng Long và nhiều hơn nếu có thời gian sử dụng, răng ông ố vàng, miệng ông đượm mùi thuốc, người ông gầy gò ốm yếu và chẳng thấy da thịt sức sống gì. Không chỉ có ông, chị em tôi cũng là người bị ảnh hưởng nặng nề từ điều ấy, tôi và chị gái có sức khỏe hô hấp cực kì kém mắc viêm mũi, viêm xoang từ nhỏ và rất dễ bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi khi trời lạnh. Nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe cả gia đình, ông đã quyết định từ bỏ thuốc lá. Ông là một người đã hút thuốc lá thâm niên tới 20 năm, nhưng đến năm 2017, ông đã chính thức từ bỏ thuốc lá, bài trừ thuốc lá ra khỏi căn nhà của tôi. Cách để ông quên hẳn thuốc lá sau nhiều lần “bỏ hụt” chính là lấy cháu gái của tôi làm động lực. Ông tự động viên mình, phải cho cháu gái một môi trường sống khỏe mạnh khi ra đời, vậy nên ông đã ném bỏ bao thuốc ngay thùng rác bệnh viện ngày cháu bé xuất hiện. Đó là một điều kì diệu mà chính chúng ta cũng không thể lí giải được. Bên cạnh những cách thức cai nghiện thuốc lá bằng tâm lí thì cũng có những phương pháp khác qua vật lí trị liệu hoặc sử dụng các loại viên ngậm, nước súc miệng tạo cảm giác không thèm thuốc giúp người nghiện thuốc bài trừ dần dần và loại bỏ thói quen xấu này.

Đến nay, ông đã bỏ thuốc được năm năm, sức khỏe ông tốt lên rất nhiều, từ một người nặng 50kg nay ông đã lên 65kg, răng ông trắng hơn, miệng không còn hôi, không còn mệt mỏi và thể lực tốt, tinh thần thoải mái, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe và sức khỏe hệ hô hấp của cả gia đình tôi cũng có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều.

Chúng ta không xấu, môi trường công cộng không xấu nhưng khói thuốc chúng ta sử dụng rất xấu vì vậy hãy chung tay xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh cho sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. “Hãy nói không với thuốc lá, hãy là người thông thái với những thói quen sống của bản thân mình”.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 2

Cuộc sống mỗi con người bị chi phối bởi những thói quen. Thói quen tốt sẽ hình thành nên tính cách tốt. Thói quen xấu không chỉ khiến chất lượng cuộc sống con người bị ảnh hưởng mà một số thói quen xấu còn tạo ra tính cách xấu đẩy con người vào con đường tệ nạn. Hút thuốc lá điện tử là một thói quen xấu của các bạn học sinh hiện nay. Trong khi môi trường học đường cần được xây dựng trên tinh thần học tập nghiêm túc, rèn luyện thói quen lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt thì một số bạn đi ngược lại, phá bỏ những quy định, tạo cho mình một thói quen vô cùng tệ hại là hút thuốc lá điện tử.

Câu chuyện về thuốc lá chắc không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Thuốc lá từ lâu đã được cảnh báo trên toàn thế giới về mức độ gây nghiện và gây hại đến sức khoẻ của nó đối với cả bản thân người hút và những người hít phải khói thuốc. Theo sự biến đổi không ngừng của thời đại, từ một điếu thuốc lá thông thường chuyển thành một dạng thuốc lá điện tử với hình thức cũng hiện đại, mới lạ hơn. TLĐT được quảng cáo trên thị trường là một phương pháp an toàn để thay thế hút thuốc truyền thống. Nhưng thực tế không phải vậy. Có thể hiểu, TLĐT là một dạng thiết bị chạy pin thông thường được thiết kế để người hút thấy và cảm nhận như thuốc lá bình thường. Nó sử dụng các hộp nạp bên trong chứa nicotine, hương liệu và một số loại hóa chất khác. Có một thiết bị đốt bên trong thuốc lá điện tử giúp chuyển đối các chất lỏng thành hơi nước để người hút hít vào. Chất nicotine là một hoá chất độc hại có trong thuốc lá thông thường và cũng là một nhân tố cơ bản gây hại đến sức khỏe cơ thể. Đâu chỉ vậy, TLĐT còn chứa thêm một số chất khác nguy hại không kém như những hạt siêu mịn hít vào phổi tạo sự bám chặt gây ung thư, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các kim loại nặng niken, thiếc, chì đều là kim loại gây hại khi vào cơ thể. Ngoài ra chất tạo mùi trong TLĐT còn diacetyl là tác nhân liên quan bệnh phổi.

Theo một số khảo sát và thống kê của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2020, có đến 2807 ca tổn thương phổi xuất phát từ thuốc lá điện tử, trong đó có những ca chuyển biến nặng dẫn đến tử vong. Trên thế giới tỷ lệ giới trẻ sử dụng TLĐT đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, năm 2019, khoảng 2,6% thanh, thiếu niên độ tuổi 13-17 sử dụng TLĐT, trước đó chỉ 0,2%. Tỷ lệ sử dụng TLĐT ở Việt Nam có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn, đối tượng thuộc nhóm người trẻ tuổi, có mức sống khá. Không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn học sinh. Anh chị sinh viên đang vô tư thả khói với đủ mùi hương khác nhau, trong số đó có không ít các trường hợp vẫn còn mặc bộ quần áo đồng phục trên người. Gần đây, thuốc lá điện tử (còn gọi là vape) len lỏi vào trường học. Vape được bán với giá ‘học sinh’ khoảng 120.000 – 150.000 đồng dưới dạng son môi, bút, viết, USB…Những loại này đa dạng hương vị dâu, cam, xoài… bán trôi nổi, có nicotine và cần sa gây nghiện.

Nhiều bạn trẻ vẫn lầm tưởng rằng thuốc lá điện tử (hay còn gọi là vape) an toàn hơn thuốc lá truyền thống, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy thuốc lá điện tử gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt, đặc biệt là đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Nạn nhân đầu tiên của chất nicotin là não bộ. Chất này gây ra những biến đổi hoá học kéo dài và nguy hiểm nhất là gây nghiện. Ngoài ra, người dùng còn có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc run lẩy bẩy. Nicotin và diacetyl-một chất tạo hương- được tìm thấy trong một số sản phẩm thuốc lá điện tử tăng nguy cơ mắc bệnh phổi và ung thư phổi. Các bạn trẻ hút thuốc lá điện tử sẽ khiến  tăng huyết áp về lâu về dài, bạn đã tự đặt mình vào hiểm họa máu cơ tim và đột quỵ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc lá điện tử tàn phá hệ miễn dịch của bạn còn hơn cả hút thuốc truyền thống. Chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, hút thuốc lá điện tử nghĩa là bạn đang đầu độc những trẻ em và những thai nhi quanh đó. Ngoài tác hại trực tiếp đến sức khỏe,  TLĐT sẽ gây rối loạn thần kinh Những người hút thuốc có thể sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, hoặc cáu kỉnh khi không được hút . Lâu dài dẫn đến rối loạn hành động ,gây giảm khả năng kiểm soát bản thân trong thời gian dài, khiến các bạn học sinh mắc các vấn đề với khả năng chú ý và suy luận điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập. Chưa kể đến những tác hại ngoài ý muốn của TLĐT do pin gây cháy nổ mà ra. Những hình thức dùng chung khi hút thuốc lá điện tử sẽ tạo cơ hội lây lan các bệnh truyền nhiễm từ đường hô hấp trong đó có Covid. Chẳng những thế, giá thành của thuốc lá điện tử khá cao, muốn mua được loại thuốc này các bạn học sinh không thể xin tiền ba mẹ nên dẫn đến tình trạng gian lận, trộm cắp. Từ những hành vi lệch lạc sẽ là con đường của tệ nạn xã hội.

Khi các bạn bỏ thói quen hút thuốc lá điện tử nghĩa là các bạn đang tạo cho mình một và mọi người một môi trường học đường lành mạnh, trong sáng. Trong môi trường ấy chúng ta chỉ dành thời gian cho việc xây dựng tình cảm bạn bè, nghiên cứu học tập, tham gia các hoạt động chung của trường…Ngừng hút thuốc lá điện tử bạn sẽ bảo vệ được sức khoẻ của mình, có sức khoẻ chúng ta mới có thể tập trung học hành, sống vui tươi, hạnh phúc. Từ chối sự rủ rê, lôi kéo hút thuốc lá điện tử từ những người khác là bạn đang bảo vệ lối sống lành mạnh, tạo cho mình nhân cách tốt đẹp. Không chỉ thế, bỏ thói quen xấu này bạn không phải mất tiền một cách vô bổ. Gia đình bạn sẽ không lo lắng, xáo trộn vì thói xấu của bạn, thầy cô sẽ không còn gánh nặng với những học sinh cá biệt.

Để đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá điện tử trong học sinh, cần có sự quan tâm phối hợp giữa các cấp các ngành. Cơ quan chức năng nhà nước, cục thực phẩm cần quản lý chặt chẽ hơn nữa việc mua bán các loại hình thuốc lá điện tử dành cho đối tượng trẻ em. Nhà trường nên thường xuyên có những buổi học ngoại khoá để tuyên truyền, giáo dục các em học sinh tránh xa TLĐT, cần nghiêm khắc hơn trong việc học sinh, giáo viên hút TLĐT. Gia đình cần quan tâm hơn nữa đến con em mình. Không nên nuông chiều, dễ giải với những hành vi gian lận tiền bạc, thời gian vào những việc vô bổ, ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe. Quan trọng nhất vẫn là phía giới trẻ chúng ta nói chung và học sinh nói riêng. Chúng ta nên hiểu rõ về tác hại của TLĐT và tránh xa chúng. Nên dành thời gian cho việc học tập, vui chơi lành mạnh. Cùng chung tay với nhà trường trong việc đẩy lùi nạn hút TLĐT ra khỏi học đường.

Cuộc sống này là của chúng ta. Tương lai mai sau là kết quả của những gì chúng ta làm hôm nay. Hãy tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa những tác nhân gây hại đến sức khỏe, ảnh hưởng việc học hành. Nói không với TLĐT để trả lại môi trường trong sáng của học trò cũng là để giới trẻ chúng ta có được một nền tảng tốt rèn luyện và phát triển.

Ngày phòng chống thuốc lá và 5 liệu pháp để từ bỏ - Tuổi Trẻ Online

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 3

Cuộc sống hiện đại mang tới nhiều tiện ích cho con người, song nó cũng luôn ẩn chứa những mặt trái với các tệ nạn xã hội. Hút thuốc lá chưa phải là một tệ nạn mang tính nguy hiểm cấp thiết nhưng cũng gây ra nhiều tác hại trong cuộc sống hiện nay.

Theo nghiên cứu và các thông tin được công bố, hút thuốc lá tiềm ẩn nhiều tác hại chứ không mang lại lợi ích gì cho con người. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến những người xung quanh. Mặc dù trên các vỏ bao thuốc lá hiện nay đều có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng có vẻ người hút vẫn thờ ơ với lời cảnh báo ấy. Trong thuốc lá có chứa chất nicotin gây nghiện, khiến cho người hút thuốc lá bị lôi cuốn và khó bỏ. Điều này lại làm gia tăng tỉ lệ hút thuốc lá cũng như gia tăng tần suất hút thuốc lá. Hút thuốc lá nhiều, người hút có thể mắc các bệnh như hen suyễn, ho, khó thở, tức ngực, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Những hệ lụy đó hiện tại chưa thấy nhưng hậu quả về sau sẽ rất khủng khiếp. Khi ấy, dù có cố gắng chữa trị thì cũng chưa chắc đã khỏi.

Không chỉ vậy, hút thuốc lá còn là một “kẻ giết người” vô hình đối với những người xung quanh. Trong khói thuốc lá cũng chứa nhiều chất độc hại, khi những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá cũng có thể mắc những bệnh tật đã trên như ho, tức ngực, khó thở hay thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư phổi. Nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, nếu hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc nhiều sẽ dẫn đến dị tật thai nhi và kéo theo những hậu quả rất đáng lo ngại.

Như vậy, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, người đang trực tiếp hút thuốc lá hãy dừng lại để bảo vệ chính bản thân mình và người xung quanh, thuốc lá rất khó bỏ nhưng không có nghĩa là không bỏ được. Xây dựng môi trường không khói thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ chúng ta mà còn giúp môi trường trở nên trong lành hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 4

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.

Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thu phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.

Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn. Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại. Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 5

Trong thời đại hiện đại này, cuộc sống của chúng ta được đa dạng hóa với nhiều thú vui mới mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều thói quen xấu. Trong số những thói quen xấu đó, hút thuốc lá nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến người thực hiện mà còn lan tỏa hậu quả xấu tới những người xung quanh. Đây là một vấn đề cần phải chấm dứt.

Mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với thông tin về hậu quả của thuốc lá thông qua sách, báo, truyền hình, và các phương tiện truyền thông khác. Nicotin, một chất gây nghiện mạnh, được tìm thấy trong thuốc lá, là nguyên nhân làm cho nhiều người ban đầu chỉ hút thử nhưng rồi từ từ trở thành nô lệ của thói quen này. Hút thuốc lá gây tác động trực tiếp và nghiêm trọng tới sức khỏe con người, gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, viêm phổi mãn tính, ung thư vùng họng và ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ. Các người xung quanh, ngay cả khi họ không hút thuốc, cũng có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm từ việc thụ động hít phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Trẻ nhỏ hít phải khói thuốc có thể gây viêm phổi, còi cọc, và chậm sự phát triển. Với phụ nữ mang thai, việc tiếp xúc với khói thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi.

Hút thuốc còn tác động đến môi trường, khi khói thuốc gây ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trở nên nghiêm trọng hơn do sự góp phần của thuốc lá. Mặc dù rõ ràng về những tác hại của thuốc lá, nhiều người vẫn không thực sự hiểu được mức độ nghiêm trọng. Họ thường dùng thuốc lá như một phương tiện giao tiếp và chào hỏi người khác, và đôi khi thậm chí dùng nó để xác định mức độ quan trọng của cuộc gặp gỡ. Tệ hơn, việc thanh thiếu niên tham gia hút thuốc trở nên ngày càng trẻ hóa, là một tín hiệu đáng lo ngại cho toàn xã hội. Học sinh, ngay cả khi còn rất trẻ, có thể trở nên tò mò và thử nghiệm hút thuốc để thể hiện bản thân, tạo nên thói quen có thể kéo dài, và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, việc học tập và tương lai của họ.

Mặc dù xã hội và chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu việc hút thuốc lá, nhưng hiện tượng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Dù trên bao bì của thuốc lá đã ghi rõ: "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe," người dùng vẫn dường như coi nhẹ tác hại này. Các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá thường xuyên diễn ra, nhưng chưa thể thực sự thay đổi ý thức của người hút thuốc.

Rõ ràng rằng hút thuốc là một vấn đề đầy nghiêm trọng cần phải quan tâm trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải nhận thức về tác hại và tác động xấu của thuốc lá đến sức khỏe và môi trường, và tập tránh xa khỏi nó. Hãy xem xét tương lai xã hội mà không có khói thuốc, mà không gây ảnh hưởng tới thế hệ trẻ.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 6

Xã hội hiện đại đang trải qua sự phát triển không ngừng, với nhiều nhu cầu mới xuất hiện và các tệ nạn xã hội cũng kéo theo đó, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cá nhân và xã hội. Mặc dù hút thuốc lá chưa được coi là một tệ nạn tất yếu, nhưng nó vẫn là một vấn đề đáng lo ngại đối với tất cả chúng ta. Nó đặt ra nhiều thách thức phải đối mặt mà không phải lúc nào cũng dễ giải quyết.

Tình trạng hút thuốc lá ngày nay ngày càng phức tạp và gia tăng, khó có thể kiểm soát. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá đưa ra dòng chữ cảnh báo "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi," nhưng nhiều người vẫn bỏ qua và tiếp tục hút. Thuốc lá chứa chất nicotine gây nghiện, khiến cho người hút khó lòng thoát khỏi sự cuốn hút của nó. Hiện nay, ai cũng tận dụng biết rằng hút thuốc lá chỉ mang lại hại không hề có lợi ích gì. Nó không chỉ gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh.

Hút thuốc lá có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số người hút thuốc để giải quyết căng thẳng, hoặc vì một số lý do cá nhân như tự khẳng định bản thân. Tuy nhiên, cuộc đua đòi trong việc hút thuốc này đã khiến cho nhiều người tổn thương và hủy hoại bản thân mình.

Hút thuốc lá gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cuộc sống của chúng ta, từ việc gây ra các bệnh lý như ung thư phổi, ung thư vòm họng cho người hút, đến những hệ lụy mà chúng ta thường nhận thấy hoặc không chấp nhận. Nếu không nhận biết được những hậu quả này, hoặc nếu đã nhận biết nhưng vẫn làm ngơ, chúng ta vẫn tiếp tục hút thuốc mà không nhận ra mình đang bỏ lỡ cơ hội để cải thiện cuộc sống.

Cần nhớ rằng hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh thông qua khói thuốc. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, và người khác khi tiếp xúc với khói thuốc cũng có thể mắc các vấn đề sức khỏe như ho, tức ngực, khó thở, và thậm chí là ung thư phổi. Phụ nữ mang thai là những người đặc biệt cần phải cẩn trọng, vì hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho thai nhi và mọi người xung quanh.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, và mặc dù đã có nhiều chiến dịch tuyên truyền, nhưng vẫn chưa đủ để ngăn chặn nó. Tuy vậy, việc bỏ thuốc không phải là điều không thể. Sự quyết tâm của chính bạn có thể giúp bạn vượt qua thói quen này. Hãy xây dựng môi trường không hút thuốc để bảo vệ bản thân và môi trường xung quanh. Sự hỗ trợ từ cộng đồng cũng rất quan trọng, vì nó có thể thay đổi tư duy của người hút thuốc. Chúng ta cùng nhau làm việc để loại bỏ thói quen hút thuốc và xây dựng một xã hội khỏe mạnh hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 7

Cuộc sống của chúng ta, không tránh khỏi sự ảnh hưởng của những thói quen mà chúng ta hình thành. Thói quen tốt có thể xây dựng tính cách tốt, trong khi thói quen xấu không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể tạo nên tính cách xấu và đẩy con người vào con đường tệ nạn. Trong thời đại hiện đại, thói quen hút thuốc lá điện tử đang trở thành một vấn đề xấu đối với các bạn học sinh. Trong khi môi trường học đường cần được xây dựng trên tinh thần học tập nghiêm túc, rèn luyện thói quen lành mạnh và đạo đức tốt, một số bạn trẻ lại chọn ngược lại, phá bỏ các quy định và thâm chí tạo ra một thói quen vô cùng độc hại: hút thuốc lá điện tử.

Câu chuyện về thuốc lá không còn xa lạ với chúng ta. Thuốc lá đã lâu được cảnh báo trên khắp thế giới về sự gây nghiện và hại cho sức khỏe, không chỉ đối với người hút mà còn đối với người xung quanh họ. Theo sự biến đổi không ngừng của thời đại, thuốc lá truyền thống đã biến thành dạng thuốc lá điện tử, một hình thức hiện đại và mới mẻ hơn. Thuốc lá điện tử được quảng cáo trên thị trường như một phương pháp an toàn thay thế hút thuốc thông thường, nhưng thực tế không phải như vậy.

Thuốc lá điện tử không đơn giản là một công cụ thay thế. Nó chứa nicotine, chất gây nghiện nằm ở thuốc lá truyền thống và cũng là một yếu tố gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, thuốc lá điện tử còn chứa các chất độc hại khác như hạt siêu mịn gây ra sự bám chặt vào phổi và các hợp chất hữu cơ bay hơi, cùng với các kim loại nặng như niken, thiếc và chì, cũng có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất tạo mùi trong thuốc lá điện tử thường chứa diacetyl, một tác nhân liên quan đến các bệnh phổi.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Hoa Kỳ vào năm 2020, đã có 2807 trường hợp tổn thương phổi liên quan đến thuốc lá điện tử, với những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Trên toàn thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng. Ở Việt Nam, tỷ lệ này cũng tăng đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn và trong nhóm người trẻ có mức sống tương đối cao. Thói quen hút thuốc lá điện tử đang tràn ngập trong học đường, với những hình ảnh của các bạn học sinh thả khói với nhiều mùi hương khác nhau. Gần đây, vape, một loại thuốc lá điện tử, đã xuất hiện trong trường học và được bán với giá "học sinh" dưới nhiều hình dạng khác nhau như son môi, bút, viết, USB, thậm chí cả hình dáng đồng phục.

Nhiều người trẻ có thể hiểu lầm rằng thuốc lá điện tử (vape) an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống, nhưng nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và học tập của học sinh. Nicotine làm hại đến não bộ và gây nghiện, còn diacetyl và nhiều hợp chất khác có thể gây ra các bệnh phổi và ung thư phổi. Hút thuốc lá điện tử cũng tác động đến hệ miễn dịch và sức kháng của cơ thể, cùng với những tác hại về sức khỏe tinh thần và tập trung. Bỏ thói quen này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và tạo điều kiện tốt hơn cho việc học tập và phát triển toàn diện.

Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá điện tử trong học sinh, cần sự hợp tác của nhiều cấp độ và ngành. Các cơ quan chức năng cần kiểm soát mua bán các sản phẩm thuốc lá điện tử đặc biệt dành cho trẻ em. Nhà trường cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử và nghiêm khắc trong việc giám sát thói quen hút thuốc của học sinh và giáo viên. Gia đình cũng cần quan tâm và hỗ trợ con em trong việc giữ xa thuốc lá điện tử. Quan trọng nhất, các bạn trẻ cần hiểu rõ về tác hại của thói quen này và tránh xa nó. Chúng ta cùng nhau làm việc để đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá điện tử và xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và phát triển toàn diện. Cuộc sống là của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm bảo vệ nó và tương lai của chúng ta.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc lá - mẫu 8

Hiện nay, trong bối cảnh xã hội đang trên đà phát triển vượt bậc, không thể không nhắc đến một vấn đề nổi cộm, đó là hút thuốc lá. Mỗi năm trên toàn cầu, có hơn 8 triệu người đổ mồ hôi vì thuốc lá, và bất kỳ 4 giây nào cũng có một cuộc chia ly vĩnh viễn. Việt Nam hiện nằm trong danh sách 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất trên thế giới, và 26% thanh thiếu niên, từ 14 đến 24 tuổi, đã bị thuốc lá nắm bắt.

Hậu quả của thuốc lá đối với con người không thể bỏ qua. Trước hết, đối với người hút thuốc, thuốc lá chiếm đến 90% trường hợp gây ra căn bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm phế quản mãn tính và phổi tắc nghẽn mãn tính. Đối với hệ tuần hoàn, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch như xơ vữa thành mạch, rối loạn nhịp tim, và tăng huyết áp. Hệ thần kinh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thành phần nicotin trong thuốc lá, tạo nên hiện tượng lệ thuộc. Trong hệ tiêu hóa, hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư đối với nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa như miệng, họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, và gan. Hệ tiết niệu sinh dục cũng không thoát khỏi tác động tiêu cực của thuốc lá, khiến cả nam và nữ đều phải đối mặt với rối loạn hoocmon.

Ngoài những tác động trực tiếp, thuốc lá còn tạo ra nhiều tác hại khác. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của da, tóc, và hoocmon điều hòa đường huyết. Điều quan trọng hơn, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đối với người hút, mà còn tác động đến những người xung quanh. Khói thuốc xâm nhập gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ra các căn bệnh như ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính, rụng tóc, và đục nhân mắt.

Hút thuốc lá thụ động là một hiểm họa thường trực, mang trong mình nguy cơ lớn về các bệnh về tim mạch, phổi, và đột quỵ. Trước những hậu quả lớn lao của thuốc lá, mỗi người chúng ta nên tự rèn luyện lối sống lành mạnh và tích cực, xa lánh khỏi chất độc hại này.

 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống