Bộ 20 đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, CHÂN TRỜI

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

3

0

2

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

MỘT BÀI THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI: BA TIÊU

(Xuân Diệu)

Trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, có một bài thơ chỉ cần 4 câu thôi mà tôi trải qua 24 năm, mới dám tự bảo mình rằng gọi là hiểu. Đó là bài “Ba tiêu”.

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem”

Người đời trước viết trên lụa: tàu lá chuối non kia màu xanh ngọc thạch, còn cuộn lại như lụa cuốn, như bức thư quý báu trang nhã viết trên lụa bạch, đó là một bức thư tình e ấp, vậy mời trang phong lưu là gió, hãy mở thư xem…

Câu thứ hai: Đầy buồng lạ mầu thâu đêm, ai có ngờ lại là câu khó hơn cả, mà cũng “diệu” hơn cả. Bản Trần Văn Giáp phiên âm là mầu và chú thích: - “Cứ theo chữ Nôm viết ở nguyên bản, cho nên phiên âm là Mầu, nhưng đáng lẽ là mùi mới đúng. Mùi thâu đêm là mùi hương suốt đêm, chú như vậy, thì “buồng lạ” tức là buồn chuối chín thơm ngào ngạt. Bản Đào Duy Anh chú: - “Buồng lạ”: chỉ buồng chuối, so với các quả cây khác thì cũng lạ. Mầu thâu đêm: “chuối chín thơm ngát suốt cả đêm”. Hai lời chú thích đều hiểu buồng là buồng chuối. Và tôi cũng hiểu như thế, chứ không có cách nào khác.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, và bỗng nhận thấy một điều, nhưng tôi thấy không tiện nói ra. Vì không tiện nói ra, cho nên tôi không dám dây dưa đưa dẫn hai câu đầu. Bởi, nếu giới thiệu cả 4 câu, thì tôi bắt buộc phải góp ý kiến rằng: đây là bài thơ chồng lên nhau, chứ không phải là một bài, bởi hai câu đầu nói tới “buồng lạ”, buồng chuối, hai câu sau thì nói tới lá chuối non. Mà khi cây chuối đã trổ ra buồng, thậm chí buồng chuối chín, thì nó không còn có thể ra lá non, thậm chí lá non cuốn lại được nữa. Như vậy phải là hai cây chuối khác nhau ở trong bài thơ, như vậy là hai bài thơ chắp vào nhau trong 4 câu, chứ không phải một bài tứ tuyệt, nhất quán, nguyên khôi. Như vậy thì Ức Trai làm thơ như thế hay sao?

[...] Đến hôm nay, tôi rất cảm ơn người bạn của tôi, anh ấy bảo với tôi: Trong thơ chữ Hán của Ức Trai, có bài Lãnh noãn tịch, có câu thơ: “Hồng lâu dạ vĩnh giác xuân tư” nghĩa là: “Lầu hồng đêm thâu cảm thấy có một mùa xuân riêng mình”, tức là thơ chữ Hán cũng với một tứ với thơ chữ Nôm “Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm” đó. Tôi bỗng “ồ” lên một tiếng và thấy mình bừng sáng hiểu vào sự huyền diệu của cả bài thơ. Tôi không cần phải “phát hiện” hai bài thơ nào mâu thuẫn nhau hết, mà đây chính là một bài thơ nguyên khôi, nhất quán của Nguyễn Trãi làm, tại vì tôi chưa hiểu nổi, nên mới thắc mắc. Trước hết trong câu mở đầu: “Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm”. Ta hẵng để ý: tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm”? Lại tốt thêm thì có vẻ dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu chẳng qua theo đà, theo thế, theo thời, mà thêm tốt, còn “tốt lại thêm” tức là: Vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Nay từ lúc bén hơi xuân thì tốt thêm.

Hóa ra cái thần của bài thơ không ở hai câu 3,4, một hình tượng, mà ở câu 2, một xúc cảm: “Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm”. Đầy phòng, đầy buồng khuê, là một sự “lạ”, mầu đây, theo ý tôi, là nhiệm mầu, mầu nhiệm thâu đêm, đồng thời và cũng cần hiểu mầu như ở trong “đất mầu”. Ôi! Nếu là thơ Ức Trai nói về sự rung động đầu tiên của giai nhân vào buổi đương thời thì việc ấy có giảm gì uy tín của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi? Bao nhiêu nhà thơ lớn trước Nguyễn Trãi ở Á Đông, ở trên thế giới đã nói và nói một cách trang nhã, sao lại muốn rằng Nguyễn Trãi đừng nói, dù là nói một cách trang nhã? Sự thật là Nguyễn Trãi đã nói rồi, câu thơ chữ Hán dạ vĩnh giác xuân tư, “đêm thâu cảm thấy một xuân riêng” bênh vực cho câu thơ chữ Nôm “đầy buồng lạ mầu thâu đêm”, và chữ “lạ” với chữ “mầu” làm cho câu thơ chữ Nôm còn dào dạt ngạt ngào hơn câu thơ chữ Hán, đến nỗi đầy cả một buồng. Hơn năm trăm năm sau, hàng cháu chắt của nhà thơ Ức Trai là nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) cũng có một tứ thơ gần với Ức Trai, và đã gộp cả chữ “lạ” trong thơ chữ Nôm và chữ “xuân” trong thơ chữ Hán của Ức Trai: “Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua – Mùa xuân tới, mà không ai biết cả”.

Nếu hiểu “buồng” là buồng chuối như tôi đã hiểu, và như hai nhà phiên âm Trần Văn Giáp và Đào Duy Anh đã hiểu, thì bài thơ lại tách ra làm hai bài mâu thuẫn nhau một cách vô lý – điều mà nhà thơ Ức Trai quyết không làm.

Và khi đã hiểu được chữ “diệu” của bài thơ, khi đã hiểu đây là mùa xuân riêng xuất hiện, thì hai câu cuối đến dính liền một cách thoải mái vào hai câu trên. Hiểu là một ngôi thứ ba, một “nhà văn” nào đó nói hộ tâm sự cho giai nhân, và mời hộ gió mở bức thư lá chuối non thì cũng được, tuy nhiên,… đã là thư tình thì chính người viết, người cuộn người gửi lấy bằng cách này hay cách khác cho đối tượng của mình đọc, cho nên tôi muốn hiểu cả bài tứ tuyệt là một ngôi thứ nhất, phía sau cây ba tiêu là một giai nhân tự nói lấy cho mình, đầy phòng ngào ngạt thâu đêm, chẳng lẽ lại người nào cũng ngoài phòng nói điều ấy, phải là người ở trong phòng tự nói:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Bức thư tình của lá: em còn e ấp cuộn lại, còn kín, một cái ghen tuông phóng nhụy, ngôi thứ hai là “gió”, là đối tượng anh, người mà ta mong mỏi đang ở nơi đâu? Gượng đây không phải là ngượng gạo, mà là gượng nhẹ, khẽ khàng: Gió nơi đâu gượng mở xem

Từ lúc Quốc âm thi tập được phát hiện lại (1956) đến nay, bài thơ như Ba tiêu của Nguyễn Trãi đã trải 24 năm mới chịu gửi cái bí mật thân tình cho bạn đọc

(trích “Kỉ niệm sáu trăm năm ngày sinh Nguyễn Trãi”)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản truyện, kể về một người bạn

B. Văn bản nghị luận xã hội, bàn về cách đánh giá một tác phẩm thơ

C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ

D. Văn bản kí, ghi lại hành trình nhận thức của tác giả

Câu 2: Nội dung của luận điểm 2 là gì?

A. Giá trị bài ở 2 câu kết

B. Sự huyền diệu của bài thơ

C. Câu thơ “diệu” hơn cả

D. Thần của bài thơ: xúc cảm

Câu 3: Dòng nào sau đây nói lên nội dung của luận điểm 4?

A. Giá trị bài ở 2 câu kết

B. Thần của bài thơ: xúc cảm

C. Câu thơ “diệu” hơn cả

D. Sự huyền diệu của bài thơ

Câu 4: Thái độ của tác giả đối với ý kiến: Bản Đào Duy Anh chú: - “Buồng lạ”: chỉ buồng chuối, so với các quả cây khác thì cũng lạ. Mầu thâu đêm: “chuối chín thơm ngát suốt cả đêm” như thế nào?

A. Phủ nhận hoàn toàn

B. Ban đầu phủ nhận nhưng sau lại đồng tình

C. Không quan tâm mà chỉ điểm đến như lời dẫn

D. Ban đầu đồng ý nhưng sau lại không đồng tình

Câu 5: Theo tác giả, Bản Đào Duy Anh chú: - “Buồng lạ”: chỉ buồng chuối, so với các quả cây khác thì cũng lạ chi phối cách hiểu bài thơ như thế nào?

A. Là hai bài thơ chồng lên nhau, chứ không phải một bài

B. Bởi hai câu thơ đầu nói tới “buồng lạ”, buồng chuối, hai câu sau thì nói tới lá chuối non

C. Như vậy phải là hai cây chuối khác nhau ở trong bài thơ, như vậy là hai bài thơ chắp vào nhau trong 4 câu

D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Dòng nào nói lên mục đích của luận điểm số 2 (từ Câu thứ hai đến như thế hay sao)?

A. Khẳng định bài thơ đang nói tới hai cây chuối khác nhau

B. Phân tích một cách hiểu chưa hợp lý về câu thơ số 2 trong bài Ba tiêu

C. Phân tích ý nghĩa của thơ số 2 trong bài Ba tiêu

D. Chữ “mầu” trong câu thơ thứ 2 phải hiểu là “mùi” mới đúng

Câu 7: Vì sao, tác giả “thấy mình bừng sáng hiểu vào sự huyền diệu của cả bài thơ”?

A. Tôi không cần phải “phát hiện” hai bài thơ nào mâu thuẫn nhau hết

B. Ba tiêu chính là một bài thơ nguyên khôi, nhất quán, của Nguyễn Trãi làm

C. Trước đây tại vì tôi chưa hiểu nổi, nên mới thắc mắc

D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Lập luận: Ta hẵng để ý: tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm”? Lại tốt thêm thì có vẻ dung tục, không đủ trân trọng… nhằm mục đích gì?

A. Có thể dùng “lại tốt thêm” thay thế cho “tốt lại thêm”

B. “tốt lại thêm” biểu đạt ý tuyệt vời nhất

C. Cách hiểu chính xác về “tốt lại thêm”

D. Có thể dùng từ khác thay thế cho “tốt lại thêm”

Câu 9: Xác định, phân tích vai trò của một số yếu tố biểu cảm trong văn bản Một bài thơ của Nguyễn Trãi: “Ba tiêu” – Xuân Diệu (1đ)

Câu 10: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: Gượng đây không phải là gượng gạo, mà gượng nhẹ, khẽ khàng: Gió nơi đâu gượng mở xem không? Vì sao?(1đ)

II. VIẾT (4đ)

Đọc bài thơ Chốn quê – Nguyễn Khuyến sau đây và viết bài luận phân tích, đánh giá nội dung của bài thơ và tình cảm của nhà thơ dành cho người nông dân ở quê hương mình (dài từ 1,5 -2 trang giấy thi)

CHỐN QUÊ (LÀM RUỘNG)

(Nguyễn Khuyến)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Hướng dẫn giải

Câu 1. C Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. D
Câu 5. D Câu 6. B Câu 7. D Câu 8. B

 

Câu 1: 

Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ

→ Đáp án C

Câu 2: 

Nội dung của luận điểm 2: Câu thứ hai: Đầy buồng lạ mầu thâu đêm, ai có ngờ lại là câu khó hơn cả, mà cũng “diệu” hơn cả.

→ Đáp án C

Câu 3: 

Nội dung luận điểm 4: Thần của bài thơ: xúc cảm

→ Đáp án B

Câu 4: 

Thái độ của tác giả: Ban đầu đồng ý nhưng sau lại không đồng tình:

+ Ban đầu đồng ý: Và tôi cũng hiểu như thế, chứ không có cách nào khác

+ Không đồng tình: Tuy nhiên, những năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, và tôi bỗng nhận thấy một điều, nhưng tôi thấy không tiện nói ra.

→ Đáp án D

Câu 5: 

Theo tác giả, Bản Đào Duy Anh chú: - “Buồng lạ”: chỉ buồng chuối, so với các quả cây khác thì cũng lạ:

+ Là hai bài thơ chồng lên nhau, chứ không phải một bài

+ Bởi hai câu thơ đầu nói tới “buồng lạ”, buồng chuối, hai câu sau thì nói tới lá chuối non

+ Như vậy phải là hai cây chuối khác nhau ở trong bài thơ, như vậy là hai bài thơ chắp vào nhau trong 4 câu

→ Đáp án D

Câu 6: 

Mục đích của luận điểm 2: Phân tích một cách hiểu chưa hợp lý về câu thơ số 2 trong bài Ba tiêu

→ Đáp án B

Câu 7: 

Tác giả “thấy mình bừng sáng hiểu vào sự huyền diệu của cả bài thơ”, vì:

+ Tôi không cần phải “phát hiện” hai bài thơ nào mâu thuẫn nhau hết

+ Ba tiêu chính là một bài thơ nguyên khôi, nhất quán, của Nguyễn Trãi làm

+ Trước đây tại vì tôi chưa hiểu nổi, nên mới thắc mắc

→ Đáp án D

Câu 8: 

Lập luận: Ta hẵng để ý: tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm”? Lại tốt thêm thì có vẻ dung tục, không đủ trân trọng… nhằm mục đích:

Khẳng định cách diễn đạt “tốt lại thêm” biểu đạt ý tuyệt vời nhất

→ Đáp án B

Câu 9: 

- Câu văn có yếu tố biểu cảm:

+ Tôi bỗng “ồ” lên một tiếng và thấy mình bừng sáng hiểu vào sự huyền diệu của cả bài thơ. Tôi không cần phải “phát hiện” hai bài thơ nào mâu thuẫn nhau hết, mà đây chính là một bài thơ nguyên khối, nhất quán, của Nguyễn Trãi.

+ “đầy buồng lạ mầu thâu đêm”, và chữ “lạ” với chữ “mầu” làm cho câu thơ chữ Nôm còn dào dạt ngạt ngào hơn câu thơ chữ Hán, đến nỗi đầy cả một buồng.

+ Từ lúc Quốc âm thi tập được phát hiện lại (1956) đến nay, bài thơ như Ba tiêu của Nguyễn Trãi đã trải 24 năm mới chịu gửi cái bí mật thân tình cho bạn đọc.

- Xuân Diệu không bộc lộ trực tiếp cảm xúc hân hoan, say mê của mình khi khám phá giá trị và hiểu trọn vẹn bài thơ Ba tiêu

→ Cảm xúc ấy lan tỏa tác động vào xúc cảm của người đọc…

Câu 10: 

- Học sinh tự thực hiện theo lựa chọn cá nhân

- Gợi ý tham khảo:

+ Gắn từ “gượng” vào chỉnh thể bài thơ để thấy cách hiểu hợp lí

+ Phân tích các hiểu chưa hợp lí (nêu rõ lý do)

→ Suy luận để khẳng định ý kiến cá nhân

PHẦN II. VIẾT

Viết bài luận phân tích, đánh giá nội dung, tình cảm tác giả dành cho quê hương mình qua bài thơ Chốn quê – Nguyễn Khuyến

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0.25

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Đánh giá khái quát của người viết về tác phẩm

Thân bài

3

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

- Phân tích đánh giá về nội dung: phản ánh hiện thực cuộc sống thiếu thốn vất vả của người dân quê (Câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng phù hợp)

+Mất mùa liên miên, thuế cao, nhiều công nợ

+ Cuộc sống thiếu hụt…

- Phân tích tình cảm – tấm lòng của nhà thơ đối với nông dân…

+ Thấu hiểu, cảm thông

+ Thương cảm, lo lắng…

Kết bài

0.25

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Sự tác động của bài thơ tới cảm xúc, suy nghĩ bản thân…

Yêu cầu khác

0.5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận văn học)

- Phân tích, suy luận, bình luận phù hợp với nội dung của bài thơ, phù hợp với văn hóa dân tộc…

- Tránh suy diễn vô căn cứ

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.

Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.

(…)

Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.

(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,

NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản

Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm): Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo anh/chị, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Trong câu: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Câu 6 (1,0 điểm). Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật "ta"? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?

Câu 7 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, anh/chị hiểu gì về vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

Đoạn trích tố cáo tội ác và sự ngang ngược của quân giặc, qua đó bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng hi sinh của Trần Quốc Tuấn.

0,5 điểm

Câu 3

- Chi tiết tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

+ Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc

+ Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "Lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ".

- Đoạn văn tố cáo tội ác giặc để khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

1,0 điểm

Câu 4

- "Quên" : Có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Dùng câu này để thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người. Còn "không" : Chỉ mang ý nghĩa phủ định.

- "Chưa" : Biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng thời điểm sau đó có thể có. Dùng câu này để thể hiện thái độ tìm cách trả thù giặc, bây giờ chưa làm được nhưng chắc chắn sẽ làm được sau đó. Còn từ "chẳng' chỉ biểu thị ý phủ định nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.

=> không thể thay" quên "bằng" không ";" chưa "bằng" chẳng "được. Nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.

1,0 điểm

Câu 5

- So sánh: Ruột đau như cắt

Phóng đại, khoa trương: Trăm thân, nghìn xác

- Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh

- Tác dụng:

Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh chủ tướng với nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc cùng thái độ căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có hi sinh.

1,0 điểm

Câu 6

- Nỗi đau thống thiết trước cảnh nước mất nhà tan.

- Căm phẫn, uất hận kẻ thù đến đỉnh điểm

- Nguyện hi sinh để giữ yên giang sơn bờ cõi

=> Cách bộc lộ tình cảm: trực tiếp (qua các động từ mạnh: “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu”; lối nói thậm xưng: ‘trăm thân”, “nghìn xác”, “phơi ngoài nội cỏ”, “gói trong da ngựa”; các từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm tức, ta cũng vui lòng.

=> Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật lòng yêu nước, căm hận quân thù, đau đớn, tủi nhục vì tổ quốc bị giặc giày xéo, và tinh thần quyết chiến, sẵn sàng xả thân vì nước cho dù thịt nát xương tan.

1,0 điểm

Câu 7

Vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc:

- Là người chỉ huy anh minh, tài bà.

- Sáng suốt, nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược.

- Có tài lãnh đạo, chỉ huy, cảm hóa lòng người, thống nhất toàn quân đồng lòng đánh giặc.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

2. Thân bài.

a) Giải thích quan niệm:

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …

c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống