Nội dung bài viết
Tài liệu tóm tắt Thư lại dụ Vương Thông môn Ngữ văn lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Thư lại dụ Vương Thông
Bài giảng: Thư lại dụ Vương Thông - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 1
Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 2
Trong bài viết, Nguyễn Trãi chỉ rõ nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế. Tác giả chỉ rõ cho tướng giặc biết thuật dùng binh bằng giọng điệu bề trên tỏ ý coi thường sự dốt nát của chúng. Trên cơ sở phân tích thời, thế và sự tương quan giữa ta và địch, Nguyễn Trãi chỉ ra cho lũ tướng giặc thấy sáu cớ bại vong không thể tránh khỏi của chúng. Trong phần kết thúc bức thư, tác giả nêu ra hai khả năng cho các tướng giặc lựa chọn: một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 3
Trong bài, Nguyễn Trãi chỉ rõ nguyên tắc điều quân là nắm rõ thời thế, tình thế. Tác giả chỉ rõ cách sử dụng đung binh đối với tướng địch với giọng điệu khinh thường sự ngu dốt của chúng. Trên cơ sở phân tích tình thế lúc bấy giờ, thế trận và mối quan hệ giữa ta và địch, Nguyễn Trãi đã chỉ ra cho tướng địch sáu nguyên nhân dẫn đến thất bại tất yếu. Cuối bức thư, tác giả đưa hai lựa chọn dành cho tướng địch. Một là đầu hàng, hai là mở cổng thành, đưa quân ra giao chiến với quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn khuyên đầu hàng là chiến lược tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 4
Trong bài, Nguyễn Trãi chỉ rõ nguyên tắc của người dùng binh (điều quân) là nắm rõ thời thế, tình thế. Tác giả chỉ rõ cho tướng địch cách sử dụng dùng binh của mình một cách coi thường sự ngu dốt của chúng với giọng điệu bề trên. Trên cơ sở phân tích thời thế, tình thế lúc bấy giờ, thế trận và mối quan hệ giữa ta và địch, Nguyễn Trãi đã chỉ ra cho tướng địch sáu nguyên nhân dẫn đến thất bại tất yếu. Cuối thư, tác giả chỉ ra hai lựa chọn dành cho tướng địch. Một là đầu hàng, hai là mở cổng thành, đem quân ra giao chiến với quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn khuyên đầu hàng là chiến lược tốt nhất để tránh lãng phí binh lính và tướng lĩnh.
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 5
Qua tác phẩm “Thư lại dụ Vương Thông”, Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí chiến đấu giành thắng lợi và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân và dân Đại Việt. Nguyên tắc của người dùng binh chính là tìm hiểu thời thế, phân tích thời thế và tình hình địch ở thành Đông Quan, và khuyên hàng, hứa hẹn điều tốt, thách thức và làm nhục tướng giặc.
Tóm tắt bài Thư lại dụ Vương Thông - Mẫu 6
Nguyễn Trãi thể hiện ý chí chiến đấu và chiến thắng cùng tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân và dân Đại Việt. Nguyên tắc của người dùng binh là phải biết tìm hiểu thời đại, phân tích thời thế và tình hình địch ở thành Đông Quan, khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách thức và làm nhục tướng địch.
Văn bản chia thành 3 phần:
– Phần 1: (từ đầu….Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu tên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
– Phần 2: (tiếp theo….bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông quan.
– Phần 3: (Phần còn lại): Khuyên bảo hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc
Văn bản phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh và vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cỗ giữ thành chờ viện binh.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương
- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
2. Tác phẩm
Thể loại: Thư
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
Bố cục tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông
- Đoạn 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
- Đoạn 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
Giá trị nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông
- Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta
- Thể hiện phẩm chất và tài năng của tác giả
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông
- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ đánh thép.